• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tóm lại, một người chỉ bị kết tội hủy hoại rừng khi đảm bảo đủ 4 yếu tố về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan như đã nêu trên.

  • Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại rừng theo BLHS
  • Tội hủy hoại rừng
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tội hủy hoại rừng

Câu hỏi về tội hủy hoại rừng

     Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi về việc hủy hoại rừng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Mong sớm nhận được câu trả lời từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về tội hủy hoại rừng

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tội hủy hoại rừng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tội hủy hoại rừng như sau:

1. Căn cứ pháp lý về tội hủy hoại rừng

2. Nội dung tư vấn về tội hủy hoại rừng

     Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng, là nguồn sống của con người. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay, diện tích rừng đang bị thu hẹp đáng kể, tạo điều kiện cho những thiên tại diễn ra làm hủy hoại cuộc sống con người. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: đốt rừng làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc,... Dù là nguyên nhân nào thì những hành vi đó đều có thể cấu thành tội hủy hoại rừng. Và phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 243 BLHS 2015. Cụ thể nội dung tư vấn như sau:

2.1. Khái niệm tội hủy hoại rừng

      Tội hủy hoại rừng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi, để thực hiện những hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc bất kỳ hành vi nào hủy hoại rừng, xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

2.2. Cấu thành tội phạm hủy hoại rừng

Điều 243. Tội hủy hoại rừng

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ trên 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);

b) Rừng sản xuất có diện tích từ trên 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ trên 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2)

...

     Căn cứ vào điều 243 BLHS 2015, để cấu thành tội phạm hủy hoại rừng thì phải đảm bảo đủ 4 yếu tố sau:

  • Chủ thể tội hủy hoại rừng: Là chủ thể bình thường, là bất kì ai đạt năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự từ 16 tuổi trở lên theo quy định tại điều 12 BLHS 2015 và không thuộc trường hợp mất năng lực hình sự như người mắc bệnh tâm thần, mắc các bệnh khác làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không truy cứu hình sự về tội phạm này vì không thuộc phạm vi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại điều 12 BLHS 2015. Ngoài ra, pháp nhân thương mại cũng là chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 76 BLHS 2015.
  • Khách thể tội hủy hoại rừng: Tội này xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, xâm phạm đến môi trường. Đối tượng tác động là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng.
  • Mặt chủ quan tội hủy hoại rừng:  - Người phạm tội phải có lỗi. Căn cứ vào tên tội danh, hành vi khách quan thì chúng ta có thể thấy đây là hình thức lỗi cố ý. Có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Hai hình thức lỗi này khác nhau ở chỗ: Lỗi cố ý trực tiếp là do người phạm tội nhận thức được hành vi hủy hoại rừng của mình là sẽ gây nguy hiểm cho xã hội, nhưng mong muốn hậu quả xảy ra nên đã thực hiện hành vi đó. Còn lỗi cố ý gián tiếp là người phạm tội nhận thức được hành vi của mình và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, tuy không mong muốn nhưng cứ mặc để nó xảy ra và họ chấp nhận hậu quả xảy ra.  - Mục đích và động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. 
  • Mặt khách quan tội hủy hoại rừng:  - Hành vi khách quan: Khoản 1 điều 243 có quy định về hành vi hủy hoại rừng như sau: + Hành vi đốt rừng trái phép: Là hành vi cố ý làm cháy rừng một phần hay toàn phần với bất cứ phương tiện, mục đích nào mà không được các cơ quan có thẩm quyền cho phép. Ví dụ: đốt rừng làm nương rẫy, làm trang trại chăn nuôi,... + Hành vi phá rừng trái phép: Là hành vi chặt phá rừng hoặc hành vi khác trái phép, làm cho cây rừng bị chết với những mục đích khác nhau như: làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ,... + Hành vi khác hủy hoại rừng: ngoài những hành vi trên, người phạm tội đã dùng hóa chất xả vào rừng, đào, bới nổ mìn, thả gia súc đạp phá cây rừng,... làm cho cây rừng bị chết hàng loạt, đất rừng bị ô nhiễm.  - Hậu quả: gây hậu qủa nghiêm trọng về môi trường. Hành vi đó có thể làm cháy nhiều khu vực rừng, chết cây rừng, làm rừng không thể phát triển được, làm giảm diện tích rừng, mất cân bằng sinh thái. Đặc biệt, có nguy cơ làm gia tăng thiên tai như lũ lụt, hạn hán, lở đất,... ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người. - Mối quan hệ giữa hành vi khách quan và hậu quả: Đây là mối quan hệ nhân quả. Chỉ khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản mới gây ra hậu quả nghiêm trọng này.
[caption id="attachment_149951" align="aligncenter" width="485"]Tội hủy hoại rừng                                     Tội hủy hoại rừng[/caption]

2.3. Hình phạt đối với tội hủy hoại rừng

     Căn cứ điều  243 BLHS 2015 quy định về hình phạt đối với phạm tội hủy hoại rừng như sau:

  • Khoản 1 quy định khung hình phạt cơ bản có mức từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Áp dụng cho một trong các trường hợp sau đây:

- Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ trên 30.000 m2 đến dưới 50.000 m2

- Rừng sản xuất có diện tích từ trên 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2

- Rừng phòng hộ có diện tích từ trên 3.000 m2 đến dưới 7.000 m2

- Rừng đặc dụng có diện tích từ trên 1.000 m2  đến dưới 3.000 mét vuông m2

- Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ trên 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu.

- Diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản, thực vật dưới mức quy định tại một trong các trường hợp trên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

  • Khoản 2 quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Áp dụng đối với các trường hợp có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Có tổ chức: Đây là trường hợp phạm tội có tính chất đồng phạm, có sự kết hợp chặt chẽ giữa những người đồng phạm.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: Đây là trường hợp những người có chức vụ, quyền hạn và họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, lâm sản để thực hiện hành vi phạm tội.

- Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội đã đảm bảo các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm. Theo điều 53 của BLHS 2015, các trường hợp được coi là tái phạm nguy hiểm bao gồm:

  + Đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý, chưa xóa án tích nhưng lại thực hiện tiếp những hành vi phạm tội có tính chất như trên.

  + Đã tái phạm, chưa xóa án tích nhưng mà thực hiện những hành vi phạm tội do cố ý.

- Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích từ 50.000 m2 đến dưới 100.000 m2

- Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 50.000 m2

- Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 m2 đến dưới 10.000 m2

- Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 mét vuông m2

- Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;

- Thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ trên 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

  • Khoản 3 quy định về khung hình phạt tăng nặng thứ 2 có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp có một trong các tình tiết định khung tăng nặng như sau:

- Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích 100.000 m2 trở lên;

- Rừng sản xuất có diện tích 50.000 m2 trở lên

- Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 m2 trở lên

- Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 m2 trở lên

- Gây thiệt hại về lâm sản trị giá 120.000.000 đồng trở lên đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; 200.000.000 đồng trở lên đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;

- Thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng trở lên; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên.

  • Khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung là: Có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  • Khoản 5 quy định về hình phạt cho pháp nhân thương mại phạm tội. Cụ thể như sau:

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

- Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Kết luận: Tóm lại, một người chỉ bị kết tội hủy hoại rừng khi đảm bảo đủ 4 yếu tố về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan như đã nêu trên. Nếu không đảm bảo 4 yếu tố này thì người đó sẽ không bị kết án với tội hủy hoại rừng và chịu hình phạt theo điều 243 BLHS 2015. 

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn vấn chi tiết về tội hủy hoại rừng, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

                                                                                                                                                                                   Chuyên viên: Kiều Trinh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178