Trợ cấp nuôi con khi không đăng ký kết hôn mới nhất
14:32 10/10/2023
Có phải trợ cấp nuôi con khi không đăng ký kết hôn không. Liên hệ 19006500 để được Luật Toàn Quốc hỗ trợ tư vấn
- Trợ cấp nuôi con khi không đăng ký kết hôn mới nhất
- Trợ cấp nuôi con khi không đăng ký kết hôn
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Trợ cấp nuôi con là nghĩa vụ bắt buộc trong trường hợp cha mẹ của đứa trẻ ly hôn hoặc cha mẹ không đăng ký kết hôn. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được quy định của pháp luật về nghĩa vụ này, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền của đứa trẻ và người trực tiếp nuôi dưỡng. Bài viết sau đây sẽ làm rõ về trường hợp trợ cấp nuôi con khi không đăng ký kết hôn.
1. Trợ cấp nuôi con là gì?
Trong luật pháp hiện hành không có quy phạm pháp luật nào định nghĩa về khái niệm trợ cấp nuôi con, nhưng có thể hiểu một cách đơn giản rằng trợ cấp nuôi con hay còn gọi là cấp dưỡng nuôi con là việc người cha hoặc mẹ đóng góp bằng tiền hoặc tài sản để hỗ trợ người còn lại trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chung của họ nếu con chung đó là người chưa thành niên hoặc người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Trợ cấp nuôi con khi bố mẹ không đăng ký kết hôn
Trong trường hợp cha mẹ không đăng ký kết hôn, thì quan hệ cha con không được mặc nhiên thừa nhận, mà phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định và đưa ra những bằng chứng chứng minh bản thân là cha của đứa trẻ, từ đó mới phát sinh quyền và nghĩa vụ hợp pháp với đứa trẻ đó, trong đó bao gồm nghĩa vụ cấp dưỡng.
Cách xác định cha, mẹ, con được quy định tại điều 88, 89 về Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:
Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Điều 89. Xác định con
1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.
2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Như vậy, trường hợp hai người không đăng ký kết hôn mà có con chung, thì người cha phải làm thủ tục nhận cha con để được pháp luật thừa nhận. Trường hợp đã được pháp luật thừa nhận quan hệ cha con thì người cha và mẹ đề có nghĩa vụ ngang nhau về việc chăm sóc, nuôi dưỡng con.
3. Mức trợ cấp nuôi con
Điều 116 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định rằng:
Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Căn cứ vào quy định trên, ta thấy việc trợ cấp nuôi con có thể do hai bên thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định. Mức trợ cấp nuôi con sẽ căn cứ vào thu nhập, khả năng kinh tế của người không trực tiếp nuôi con và nhu cầu thiết yếu của con. Ngoài ra, vì việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái đến khi trưởng thành cùng với việc giá cả leo thang, mức sống thay đổi hay điều kiện của từng cá nhân cha/mẹ qua từng thời kỳ khác nhau cũng khác nhau nên mức trợ cấp nuôi con cũng có thể thay đổi.
4. Hỏi đáp về trợ cấp nuôi con khi không đăng ký kết hôn
Câu hỏi 1. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm những gì?
Câu hỏi 1. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định rằng chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
- Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Câu hỏi 2. Nếu cha/ mẹ không nhận con thì phải làm sao?
Câu hỏi 2. Nếu cha/ mẹ không nhận con thì phải làm sao?
Trong trường hợp người cha/mẹ không nhận con, người trực tiếp nuôi con có thể khởi kiện lên Toà án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã hoặc thành phố tại nơi cư trú của người cha/mẹ không nhận con, cung cấp những bằng chứng cần thiết để yêu cầu Toà xác nhận quan hệ cha, mẹ, con. Sau khi đã được Toà xác nhận, người không trực tiếp nuôi con bắt buộc phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Câu hỏi 3. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký nhận cha, mẹ, con?
Câu hỏi 3. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký nhận cha, mẹ, con?
Căn cứ theo quy định tại điều 101 Luật hôn nhân và gia đình 2014, thẩm quyền giải quyết việc cha, mẹ, con được xác định như sau:
- Trong trường hợp không có tranh chấp, thì việc xác nhận cha, mẹ, con sẽ đưa ra cơ quan có thẩm quyền là Uỷ ban nhân dân cấp xã. Nếu việc xác nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền sẽ thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Trong trường hợp có tranh chấp, hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết hay trường hợp sinh con bằng hỗ trợ sinh sản thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Bài viết liên quan
- Dịch vụ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con
- Dịch vụ giải quyết thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
- Dịch vụ ly hôn nhanh
Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết về thẩm quyền quyết định phương án đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phố Hà Nội, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại: 19006500 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc