Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành
09:59 09/01/2024
Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 như sau:
- Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành
- Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI
Câu hỏi của bạn:
Xin chào luật sư ! tôi có một câu hỏi mong luật sư giúp đỡ. Anh trai của bạn tôi là chủ một công ty TNHH1 thành viên. Do công ty làm ăn thua lỗ nên các khoản nợ không còn khả năng chi trả co chủ nợ. Hiện anh trai của bạn tôi đã bỏ trốn, tôi nghe nói BLHS 2015 có quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Vậy trong trường hợp này pháp nhân của anh bạn tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không
Căn cứ pháp lý:
1. Pháp nhân là gì? Phân loại pháp nhân
1.1 Pháp nhân là gì?
Theo điều 74 BLDS năm 2015 quy định về pháp nhân như sau:
Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác
Như vậy một tổ chức được gọi là pháp nhân khi nó có đầy đủ các điều kiện theo luật định :
- Pháp nhân phải được thành lập hợp pháp: Một pháp nhân được thành lập hợp pháp khi được pháp luật cho phép hoặc thừa nhận, nói cách khác thì phải được thành lập theo trình tự, thủ tục luật định. Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ, chức năng của một tổ chức mà Nhà nước bằng pháp luật công nhận tổ chức đó là pháp nhân thông qua các hình thức: Cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng kí hoặc công nhận thành lập.
- Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: tổ chức là tập hợp nhiều người có cùng chung mục đích, lợi ích… được thành lập với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện một mục đích nào đó. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ giúp cho pháp nhân trở thành một thể thống nhất, vận hành, hoạt động một cách có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ nghĩa là pháp nhân phải có sự sắp xếp, phân bổ nguồn nhân lực vào các bộ phận như phòng, ban… và quy định cho từng bộ phận đó những chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong Điều lệ.
- Pháp nhân phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó:Giống như các chủ thể dân sự khác, để có thể thực hiện các quyền và gánh vác nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự, pháp nhân cần phải có một khối lượng tài sản nhất định. Và tài sản của pháp nhân còn phải có sự độc lập, tức là pháp nhân có đầy đủ 3 quyền năng của quyền sở hữu là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt để không chịu sự chi phối ràng buộc của bất kỳ ai, đảm bảo tư cách chủ thể của pháp nhân.
- Pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập: Điều kiện này xuất phát từ việc tách bách tài sản (tài sản độc lập) với các cá nhân, tổ chức khác. Với việc sở hữu một khối tài sản riêng, pháp nhân có đủ khả năng để hưởng, tự mình thực hiện các quyền và chịu nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự.
1.2 Phân loại pháp nhân
Pháp luật hiện hành quy định có hai loại pháp nhân: pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.
- Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
- Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
Như vậy đặc điểm để nhận biết pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại là pháp nhân thương mại có mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận và ngược lại pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
2. Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại
Điều 74. Áp dụng quy định của Bộ luật hình sự 2015 quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội
"Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này"
Như vậy theo quy định trên của BLHS năm 2015 thì chỉ pháp nhân thương mại mới phải chịu trách nhiệm hình sự, điều đó có nghĩa các pháp nhân phi thương mại không phải nhiệm hình sự về hành vi của pháp nhân.
Tuy nhiên để pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình thì cũng phải đáp ứng được các điều kiện sau: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS
3. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại
Theo điều 76 BLHS 2015 quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại như sau:
Điều 76. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm sau đây:
1. Điều 188 (tội buôn lậu). Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới). Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm). Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm). Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả). Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm). Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh). Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế); Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán); Điều 210 (tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng khoán); Điều 213 (tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm quy định về cạnh tranh); Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp); Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản); Điều 234 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã);
2. Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản); Điều 243 (tội hủy hoại rừng); Điều 244 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245 (tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại)
Như vậy theo quy định của BLHS 2015 pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong phạm vi quy định tại điều 76 BLHS 2015.
Bài viết tham khảo:
- Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015;
- Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội của Bộ luật hình sự;
- Dịch vụ làm hộ chiếu nhanh nhất tại Quảng Bình
Liên hệ Luật sư tư vấn về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại:
Nếu bạn đang gặp vướng mắc về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
- Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500;
- Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033;
- Tư vấn qua Email:Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected];
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.