Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện theo quy định của pháp luật hiện hành
13:33 29/11/2023
Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện theo quy định của pháp luật hiện hành, Vi phạm các quy định về cung ứng điện là hành vi của người ...
- Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện theo quy định của pháp luật hiện hành
- Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện theo quy định của pháp luật hiện hành
Bạn đang tìm hiểu quy định pháp luật về các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về cung ứng điện như: Mặt chủ quan, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể, khách thể phạm tội, hậu quả do tội phạm gây ra và các vấn đề liên quan. Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn theo bài viết dưới đây.Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về tội vi phạm các quy định về cung ứng điện như sau:
Điều 177. Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện
"1. Người nào có trách nhiệm mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Cắt điện không có căn cứ hoặc không thông báo theo quy định;
b) Từ chối cung cấp điện không có căn cứ;
c) Trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm"
Định nghĩa: Vi phạm các quy định về cung ứng điện là hành vi của người có trách nhiệm trong việc cung ứng điện mà cắt điện không có căn cứ hoặc không thông báo theo quy định; từ chối cung cấp điện không có căn cứ; trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng [caption id="attachment_39474" align="aligncenter" width="425"] Tội vi phạm quy định về cung ứng điện[/caption]
1. Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về cung ứng điện theo quy định của pháp luật hiện hành
a. Hành vi của tội phạm
Người phạm tội này là người có trách nhiệm trong việc cung ứng điện để thực hiện một trong các hành vi sau: Cắt điện không có căn cứ hoặc không thông báo theo quy định; từ chối cung cấp điện không có căn cứ; trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng.
Cắt điện không có căn cứ là cắt điện không có lý do chính đáng. Cắt điện không thông báo theo quy định là trường hợp theo quy định phải thông báo về việc cắt điện trước khi cắt điện, nhưng chưa có thông báo hoặc không thông báo mà vẫn cắt điện. Việc thông báo cắt điện phải được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo đến tận người sử dụng điện.
Từ chối cung cấp điện không có căn cứ là trường hợp người sử dụng điện đã làm đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định nhưng không được cung cấp điện, lý do mà bên cung cấp đưa ra để từ chối việc cung cấp điện là không có căn cứ.
Trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng là trường hợp điện bị sự cố (mất điện), đã nhận được thông báo bị mất điện, có điều kiện để khắc phục sự cố nhưng không xử lý sự cố mà trì hoãn gây khó khăn cho người sử dụng điện.
b. Hậu quả của tội phạm
Đối với tội vi phạm quy định về cung ứng điện, hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu hậu quả chưa nghiêm trọng, thì người có hành vi vi phạm các quy định về cung ứng điện phải là người đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này mà còn vi phạm thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Các dấu hiệu khách quan khác của tội vi phạm quy định về cung ứng điện theo quy định của pháp luật hiện hành
Ngoài hành vi khách quan, hậu quả, đối với tội vi phạm quy định về cung ứng điện, nhà làm luật còn quy định các dấu hiệu khách quan khác như: các quy định của Nhà nước về cung ứng điện như: Các quy định về cắt điện, về cung cấp điện, về xử lý sự cố khi mất điện..
2. Mặt chủ quan của tội vi phạm các quy định về cung ứng điện theo quy định của pháp luật hiện hành
a. Lỗi của tội phạm
Người phạm tội vi phạm quy định về cung ứng điện thực hiện hành vi của mình là do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm quy định của Nhà nước về cung ứng điện gây hậu quả nghiêm trọng, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra
b. Động cơ của tội phạm
Động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng chủ yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác
3. Khách thể của tội vi phạm các quy định về cung ứng điện theo quy định của pháp luật hiện hành
Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực cung ứng điện.
Đối tượng tác động của tội phạm này là nguồn điện (điện dùng cho sản xuất, sinh hoạt, trang trí, thắp sáng nơi công cộng...)
4. Chủ thể của tội vi phạm các quy định về cung ứng điện theo quy định của pháp luật hiện hành
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có trách nhiệm liên quan đến việc cung ứng điện mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, những người có trách nhiệm cung ứng điện không nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn, mà họ còn có thể là những người khác được phân công làm nhiệm vụ cung ứng điện. Đối với người khác cũng có thể là chủ thể nhưng họ chỉ là đồng phạm trong vụ án có đồng phạm
Bài viết tham khảo:
- Tội vi phạm quy định về cung ứng điện theo BLHS 1999 sửa đổi 2009
- Tội vi phạm quy định về cung ứng điện theo quy định của pháp luật hiện hành
- Dịch vụ soạn đơn kháng cáo bản án hình sự