• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thực hiện công việc không có ủy quyền là một trong sáu căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự được quy định tại khoản 3 Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015.

  • Thực hiện công việc không có ủy quyền
  • thực hiện công việc không có ủy quyền
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN

     Thực hiện công việc không có ủy quyền là một trong các căn cứ để làm phát sinh nghĩa vụ của một chủ thể. Vậy những điều cần biết về thực hiện công việc không có ủy quyền là gì? Trong bài viết này sẽ trả lời câu hỏi trên của bạn.

Căn cứ pháp lý:

   Thực hiện công việc không có ủy quyền là một trong sáu căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự được quy định tại  khoản 3 Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015. 

1.  Khái niệm thực hiện công việc không có ủy quyền

   Điều 574 Bộ luật Dân sự 2015 thì thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi những người này không biết hoặc biết mà không phản đối. 

   Như vậy những đặc điểm của thực hiện công việc không có ủy quyền là:

  • người thực hiện không có nghĩa vụ thực hiện công việc
  • Thực hiện công việc một cách tự nguyện
  • Việc thực hiện công việc hướng tới lợi ích của người có công việc
  • người có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối

thực hiện công việc không có ủy quyền

    2. Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền

   Theo quy định tại Điều 575 Bộ luật Dân sự thì nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền như sau:

  • Thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình

   Mỗi người có một khả năng, điều kiện nhất định. Nếu khả năng và điều kiện cho phép thì người đó phải thực hiện công việc dù không có ủy quyền. Ví dụ: A và B là hàng xóm của nhau. Trời mưa A đi thu quần áo thì phát hiện quần áo nhà B phơi cạnh nhà mình chưa được thu và nhà B không có ai ở nhà. Trong trường hợp này A có đủ điều kiện và khả năng để thực hiện công việc nên A có nghĩa vụ phải thực hiện.

  • Thực hiện công việc như công việc của chính mình, nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.

   Trong nhiều trường hợp, người thực hiện công việc có thể biết (được người có công việc hoặc người khác biết chắc chắn về công việc của người có công việc) hoặc có thể đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó, nếu thực hiện khác với ý định mà xảy ra thiệt hại thì người thực hiện công việc có khả năng phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Ví dụ: M và N có hai mảnh vườn cạnh nhau đều trồng vải. M đã nói với N việc mình đã bán toàn bộ số vải trên cây cho X. Ngày nhà N thu hoạch vải thì nhà M không có nhà và N tự mình bán số vải nhà M cho Y là người mua vải của N. Như vậy, mặc dù N biết ý định của M mà vẫn bán số vải đó cho Y theo ý chí của mình nên N phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra thiệt hại.

  • Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó.

   Người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú của người có công việc (hoặc trụ sở của pháp nhân có công việc) là trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền có thể không biết người có công việc là ai hoặc tại thời điểm thực hiện xong công việc không xác định được nơi cư trú của người có công việc.

  • Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận. 
  • Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.

      3. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại 

  • Nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền cố ý gây thiệt hại: phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện
  • Nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền vô ý mà gây thiệt hại: dựa vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó có thể được giảm mức bồi thường hoặc không.

Bài viết liên quan đến thực hiện công việc không có ủy quyền

Liên hệ Luật sư tư vấn về thực hiện công việc không có ủy quyền:

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Thực hiện công việc không có ủy quyền. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về Thực hiện công việc không có ủy quyền qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về Thực hiện công việc không có ủy quyền tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178