• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phân loại nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật. Theo Điều 274 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ như sau: "Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một

  • Phân loại nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật
  • Phân loại nghĩa vụ dân sự
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phân loại nghĩa vụ dân sự

Câu hỏi của bạn:

     Luật sư giải đáp giúp thắc mắc: Phân loại nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật.

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về phân loại nghĩa vụ dân sự

     1. Nghĩa vụ dân sự là gì ?

     Theo Điều 274 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ như sau: "Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)."

      Nghĩa vụ dân sự là quan hệ pháp luật dân sự, bao gồm các bên chủ thể, trong đó một bên chủ thể mang quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ dân sự phải chuyển giao một tài sản, phải thực hiện một công việc hoặc không được thực hiện một công việc, phải bồi thường một thiệt hại về tài sản.

     Bên có nghĩa vụ dân sự trong quan hệ nghĩa vụ phải thực hiện các quyền yêu cầu của bên có quyền dân sự hợp pháp. Như vậy, nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, trong đó các bên tham gia bình đẳng với nhau về mặt pháp lý, các quyền và nghĩa vụ dân sự hợp pháp của các bên, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người thứ ba đều được pháp luật đảm bảo thực hiện.

     Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, do vậy nó cũng có những căn cứ phát sinh, căn cứ làm thay đổi và chấm dứt quan hệ hệ nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp pháp hay theo quy định của pháp luật. Việc xác lập quan hệ nghĩa vụ do ý chí của quan của các chủ thể, việc hình thành quan hệ nghĩa vụ nghĩa vụ còn do pháp luật quy định căn cứ vào sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ. Có căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ, mới có quan hệ nghĩa vụ dân sự. Việc thực hiện nghĩa vụ đến đâu, nghĩa vụ được thực hiện ở mức độ nào, còn tuỳ thuộc vào hành vi pháp lý của các bên trong quan hệ nghĩa vụ. Đó cũng là căn cứ để xác định hành vi thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ dân sự hoặc hành vi xâm phạm quan hệ nghĩa vụ dân sự. [caption id="attachment_95990" align="aligncenter" width="378"]Phân loại nghĩa vụ dân sự Phân loại nghĩa vụ dân sự[/caption]

     2. Phân loại nghĩa vụ dân sự

     Có nhiều căn cứ để phân loại nghĩa vụ dân sự, dưới đây, chúng tôi xin đưa ra 5 căn cứ sau:

     Thứ nhất, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh nghĩa vụ.

  •  Nghĩa vụ theo hợp đồng: là nghĩa vụ phát sinh theo ý chí của chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ. Nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể. Quyền và nghĩa vụ được xác lập hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ.
  • Nghĩa vụ ngoài hợp đồng: nghĩa vụ phát sinh theo ý chí của nhà nước. Gồm: thực hiện công việc không có ủy quyền, chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.

     Thứ hai, căn cứ vào đối tượng của nghĩa vụ

.

  • Đối tượng là tài sản: Bên có nghĩa vụ phải chuyển giao một tài sản cho bên có quyền.
  • Đối tượng là công việc: Bên có nghĩa vụ phải thực hiện một công việc được xác định cụ thể trước bên có quyền hoặc bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc được xác định cụ thể trước bên có quyền. 

     Thứ ba, căn cứ phạm vi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ và mối liên quan giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ.

  • Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ: Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ dân sự, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ với nhau thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể hoàn toàn độc lập với nhau.
  • Nghĩa vụ dân sự liên đới: Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có mối liên hệ chặt chẽ. Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

     Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.

     Thứ tư, căn cứ vào mối quan hệ phụ thuộc giữa các nghĩa vụ.

  • Nghĩa vụ chính: Tồn tại hiệu lực một cách độc lập không phụ thuộc vào nghĩa vụ khác.
  • Nghĩa vụ phụ: Sự tồn tại hiệu lực của nghĩa vụ phụ thuộc vào nghĩa vụ chính.

     Thứ năm, căn cứ đặc điểm đối tượng của nghĩa vụ.

  • Nghĩa vụ thực hiện được theo phần: Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản có thể chia được hoặc công việc có thể được thực hiện theo nhiều công đoạn khác nhau.
  • Nghĩa vụ không thực hiện được theo phần: Đối tượng của nghĩa vụ là vật không chia được hoặc công việc phải thực hiện cùng lúc.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về phân loại nghĩa vụ dân sự, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178