• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản người đã chết cho người còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc.

  • Thừa kế theo di chúc- Luật Toàn Quốc
  • Thừa kế theo di chúc
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thừa kế theo di chúc

Câu hỏi của bạn về thừa kế theo di chúc: 

Chào Luật sư! Tôi có một vấn đề muốn được Luật sư tư vấn giúp:

Cha mẹ tôi có 6 người con: 4 trai 2 gái. Nay cha mẹ đã chết và để lại ngôi nhà, mảnh vườn. Nhưng thời gian còn sống cha mẹ tôi không nói gì về việc thừa kế tài sản đó. Nay anh cả tôi nói ra ba mẹ giao tài sản cho anh trai tôi hết như vậy có đúng không. Hồi cha mẹ còn sống nghĩa vụ thì chia đều như cúng giỗ, lo mồ mả cho ông bà thì các anh em đều như nhau. Đến nay nói cha tôi viết di chúc để lại cho anh trai tôi và cháu đích tôn. Tôi muốn hỏi Luật sư là viết di chúc mà không có các con làm chứng vậy di chúc đó có hiệu lực không? Chúng tôi sẽ hưởng thừa kế như thế nào? 

Mong nhận được câu trả lời của Luật sư

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về thừa kế theo di chúc :

Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề thừa kế theo di chúc, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề thừa kế theo di chúc như sau:

1. Cơ sở pháp lý về thừa kế theo di chúc

2. Nội dung tư vấn về thừa kế theo di chúc

     Pháp luật Việt Nam quy định về chế định thừa kế chi tiết tại Bộ luật dân sự. Trong trường hợp các bên có di chúc, thì sẽ thực hiện chia tài sản thừa kế theo di chúc. Đối với trường hợp của gia đình bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

2.1. Viết di chúc mà không có các con làm chứng vậy di chúc đó có hiệu lực không?

Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”

     Ở đây cần xem xét là ngôi nhà và mảnh vườn là tài sản chung của cha mẹ bạn hay là tài sản của riêng cha bạn. Xem xét xem có biên bản chuyển hết tài sản của mẹ bạn đứng tên qua cho cha bạn không thì ở trường hợp này cần có chữ ký của các con khi ra công chứng mới đúng quy định pháp luật.

     Nếu ngôi nhà và mảnh vườn là tài sản riêng của riêng cha bạn thì cha bạn có quyền lập di chúc để định đoạt phần tài sản của mình cho người khác. Vì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết nên sẽ không cần sự đồng ý của một cá nhân nào. Để xem xét tính hợp pháp của di chúc thì cần dựa theo quy định về di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc xem thêm ở bài viết dưới đây: Di chúc hợp pháp cần đáp ứng những điều kiện gì

“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng."

Theo đó nếu cha của bạn:

  • trong khi lập di chúc vẫn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • đồng thời nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • việc lập di chúc đã có ít nhất hai người làm chứng, có ghi chép, cùng ký tên và đã được đem đi công chứng

=> thì di chúc đó sẽ hợp pháp mà không cần sự có mặt của các con trong gia đình.

     Tuy nhiên về vấn đề người làm chứng trong quá trình lập di chúc của cha bạn thì cũng cần xem xét xem là những ai không được quyền làm chứng khi lập di chúc. Pháp luật trao cho mọi cá nhân có quyền được làm chứng di chúc tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể làm chứng di chúc. Pháp luật có quy định những trường hợp cá nhân không được làm chứng di chúc để tạo ra sự bình đẳng, tôn trọng ý chí, nguyện vọng của người lập di chúc, tránh các trường hợp làm sai lệch ý chí của người lập di chúc. Cụ thể các trường hợp sau không được làm chứng di chúc (Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015):
  • Người thừa kế theo pháp luật, theo di chúc của người lập di chúc. Tức là những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng với người lập di chúc sẽ không được làm người làm chứng di chúc. Còn người kế theo di chúc là người được chỉ định hưởng di sản trong di chúc.
  • Người có quyền, nghĩa vụ có liên quan đến nội dung di chúc. Người có quyền và nghĩa vụ đến di chúc có thể là những người sau: người quản lý di sản, người được tặng cho tài sản, người có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ do người thừa kế chỉ định.
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
(Người chưa thành niên là người từ 18 tuổi trở xuống; Người mất năng lực hành vi là người bị mắc các bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình.)

     Hiện nay pháp luật có quy định về các trường hợp cấm không được làm chứng di chúc tuy nhiên để thực thi trên thực tế thì cần rất nhiều sự trung thực của người làm chứng và người lập di chúc vì chưa có một cơ chế giám sát, thi hành, kiểm tra các điều kiện của người làm chứng. Trong di chúc chỉ thể hiện sự cam kết của người làm chứng chứ không có bất cứ chứng cứ nào về việc người làm chứng không rơi vào trường hợp cấm. Kết luận: Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân của riêng cha bạn nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết nên chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện của một di chúc hợp pháp thì sẽ không cần sự có mặt của các con. Nếu ngôi nhà và mảnh vườn là tài sản chung của cha mẹ bạn thì cần có biên bản chuyển hết tài sản của mẹ bạn đứng tên qua cho cha bạn thì ở trường hợp này cần có chữ ký của các con khi ra công chứng mới đúng quy định pháp luật. [caption id="attachment_160004" align="aligncenter" width="351"]Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo di chúc[/caption]

2.2. Chúng tôi sẽ hưởng thừa kế như thế nào? 

2.2.1. Di chúc hợp pháp
     Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân cha bạn nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết nên sẽ không cần sự đồng ý của các con nên trong trường hợp này chúng tôi giả sử là di chúc của cha bạn lập ra là hợp pháp đáp ứng đủ các điều kiện của một di chúc hợp pháp.      Việc cha bạn làm di chúc cho anh trai và cháu đích tôn thừa kế ngôi nhà và mảnh vườn của ông đang đứng tên là hợp pháp, hình thức của di chúc cũng theo đúng quy định của pháp luật, do đó các con không có quyền yêu cầu chia thừa kế trừ trường hợp có những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Nếu trong gia đình bạn có người thuộc 1 trong 2 trường hợp nêu trên thì người đó có quyền yêu cầu chia thừa kế.
2.2.2. Di chúc không hợp pháp
Nếu di chúc cha bạn lập ra không đáp ứng đủ các điều kiện của một di chúc hợp pháp thì trong trường hợp này việc anh trai bạn nói cha bạn để lại ngôi nhà và mảnh vườn cho anh trai bạn và cháu đích tôn là không hợp pháp. Do đó trong trường hợp này, di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015  thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
     Theo đó thì ông bà nội của bạn và sáu anh em nhà bạn những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất, được ưu tiên trước và được hưởng phần di sản bằng nhau. Cháu đích tôn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ hai. Bạn cần đối chiếu với trường hợp của bạn để xác định những người có quyền hưởng di sản của cha mẹ bạn. Sau đó những người thừa kế có thể thỏa thuận với nhau về việc phân chia di sản thừa kế, nếu không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi gia đình bạn cứ trú để yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật.
  • Về thời hiệu khởi kiện
     Hiện nay thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 (Điểm d Khoản 1 Điều 688). Và thời hiệu khởi kiện về thừa kế được quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. 2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

     Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn không nói rõ thời điểm mở thừa kế (tức thời điểm cha mẹ bạn mất) là bao giờ nên bạn cần đối chiếu với quy định trên để xác định thời hiệu khởi kiện trong trường hợp cụ thể của mình.

  • Về khởi kiện phân chia di sản thừa kế.

Kèm theo đơn khởi kiện bạn nộp những chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp, gồm:

  • Giấy chứng tử của bố mẹ bạn;
  • Sổ hộ khẩu của đại gia đình hoặc giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền thừa kế của anh chị em bạn như giấy khai sinh …
  • Chứng cứ, tài liệu khác nộp trong quá trình tố tụng nếu Tòa án có yêu cầu....

Kết luận: 

  • Nếu di chúc cha bạn lập đáp ứng đủ các điều kiện là một di chúc hợp pháp thì việc cha bạn để lại di sản thừa kế cho anh trai bạn và cháu đích tôn là hợp pháp trừ trừ trường hợp có những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015
  • Nếu di chúc cha bạn lập không đáp ứng đủ điều kiện là một di chúc hợp pháp thì việc cha bạn để lại di sản thừa kế cho anh trai bạn và cháu đích tôn là không hợp pháp. Trong trường hợp này, di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.

      Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết: 

     Để được tư vấn chi tiết về thừa kế theo di chúc, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn dân sự 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Thu Huyền

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178