• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quyền của người lập di chúc theo quy định của luật dân sự là pháp luật cho phép người để lại di sản tự định đoạt tài sản trên cơ sở của pháp luật.

  • Quyền của người lập di chúc theo quy định của luật dân sự mới nhất
  • người lập di chúc
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

      Pháp luật dân sự ngày càng phổ biến, khiến cho nhu cầu lập di chúc của người dân cũng tăng cao. Vậy nhưng không phải ai cũng biết khi lập di chúc thì mình có những quyền gì, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan nhất về những quyền mà người lập di chúc nắm giữ.

1. Khi nào cần lập di chúc?

     Theo Bộ luật dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Khi không có di chúc, tài sản của cá nhân có thể phân chia theo quy định pháp luật và quy tắc di sản. Điều này có thể dẫn đến tranh chấp, xung đột và căng thẳng trong gia đình. Bằng cách lập di chúc, cá nhân có thể giảm thiểu khả năng xảy ra tranh chấp và đảm bảo rằng tài sản được phân chia theo ý muốn của họ.

     Ngoài ra, nếu cá nhân có tài sản phức tạp như bất động sản, doanh nghiệp riêng, đầu tư lớn hoặc tài sản ở nước ngoài, thì việc lập di chúc là cần thiết để tăng tính minh bạch và giảm khả năng xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu và quản lý tài sản.

2. Ai có quyền lập di chúc?

   Điều 625 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người lập di chúc là

Điều 625. Người lập di chúc

1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

     Như vậy, muốn được lập di chúc thì người lập di chúc phải là người thành niên, hoặc có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ về việc lập di chúc nếu chưa thành niên, đồng thời phải đáp ứng những điều kiện để di chúc hợp pháp tại khoản 1 điều 630 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

3. Quyền của người lập di chúc

     Quyền của người lập di chúc có thể được tóm gọn trong hai Điều 626 và 640 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 626. Quyền của người lập di chúc Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

     Như vậy, nhìn qua hai điều khoản trên, ta có thể phân tích những quyền mà người lập di chúc có như sau:

  • Thứ nhất, chỉ định người thừa kế: Người lập di chúc có quyền chỉ định bất cứ ai, không nhất thiết thuộc hàng thừa kế, là bất cứ người nào kể cả cơ quan, tổ chức làm người thừa kế để hưởng di sản theo di chúc của mình.
  • Thứ hai, truất quyền hưởng di sản: Tôn trọng ý chí của người để lại di sản, pháp luật thừa kế cho phép người lập di chúc phế truất quyền hưởng di sản của một người thừa kế nào đó nếu muốn. Do đó, người thừa kế đã bị truất quyền hưởng di sản thì sẽ mất tư cách người thừa kế mà họ có được do luật định.
  • Thứ ba, quyền phân định di sản cho từng người thừa kế: Người lập di chúc có quyền phân chia một cách cụ thể cho người thừa kế nào hưởng phần di sản là bao nhiêu hoặc hưởng di sản là hiện vật gì.
  • Thứ tư, quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế: Theo sự chỉ định trong di chúc, người thừa kế phải thực hiện một công đôi việc vì lợi ích vật chất của người khác mà đáng lẽ khi còn sống, người để lại di sản phải thực hiện như việc trả nợ, bồi thường thiệt hại,… Tuy nhiên, người thừa kế không phải thực hiện những nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân của người để lại di sản.
  • Thứ năm, người lập di chúc có quyền dành một phần di sản để di tặng: Di tặng là việc người để lại di sản dành một phần trong số di sản để tặng cho người khác thông qua việc thể hiện ý chí, nguyện vọng trong một di chúc. Người nhận tài sản di tặng được coi là một bên trong hợp đồng tặng cho nên họ được hưởng di sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
  • Thứ sáu, quyền được để lại di sản dùng vào việc thờ cúng: Không ai có thể buộc một người phải dành một số di sản khi chết để con cháu lo việc cúng giỗ cho họ và tổ tiên của họ nhưng nếu bằng di chúc, người để lại di sản thể hiện ý nguyện như vậy thì ý nguyện đó phải được tôn trọng.
  • Thứ bảy, quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc: Nếu người lập di chúc có sự thay đổi ý chí thì việc định đoạt trong di chúc sẽ bị thay đổi. Sự thay đổi đó xảy ra khi người lập di chúc hoặc bổ sung di chúc và di chúc đã lập mâu thuẫn với phần bổ sung. Việc sửa đổi, bổ sung di chúc phải được thể hiện bằng văn bản riêng biệt kèm theo di chúc đã lập.
  • Thứ tám, quyền thay thế di chúc: Theo quy định của pháp luật, khi người lập di chúc đã thay thế di chúc thì những di chúc trước hoàn toàn không còn hiệu lực.
  • Thứ chín, quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản: Để đảm bảo ý chí tự nguyện của mình không bị người khác xâm phạm, để tránh việc thất lạc, hư hỏng di chúc, người lập di chúc có thể gửi lại di chúc ở văn phòng công chứng, phòng công chứng hoặc gửi bất kỳ người nào mà mình tin tưởng giữ bản di chúc. Người lập di chúc cũng hoàn toàn có quyền chỉ định ai là người quản lý di sản, người phân chia di sản.

4. Hỏi đáp về quyền của người lập di chúc

Câu hỏi 1. Nếu người chết không để lại di chúc thì ai có quyền hưởng di sản thừa kế? 

     Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
    Lưu ý: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Câu hỏi 2. Di sản không có người thừa kế thì sẽ xử lý thế nào?

     Điều 622 Bộ luật dân sự 2015 quy định rằng trường hợp không có người thừa kế thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Câu hỏi 3. Con dâu có được quyền hưởng thừa kế tài sản của bố mẹ chồng không?

     Trong các diện được thừa kế, thì con dâu không nằm trong hàng thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên con dâu vẫn có thể hưởng tài sản thừa kế của bố mẹ chồng trong hai trường hợp sau:

  • Bố mẹ chồng chết và ghi trong di chúc là con dâu được hưởng tài sản thừa kế
  • Con dâu được hưởng thừa kế từ chồng trong trường hợp người chồng chết sau khi bố mẹ chồng chết. 

     Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về quyền của người lập di chúc, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178