• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Không liên lạc được với những người thuộc diện thừa kế thì phải làm thế nào? Gia đình tôi có 4 anh chị em.

  • Không liên lạc được với những người thuộc diện thừa kế thì phải làm gì?
  • không liên lạc được với những người thuộc diện thừa kế
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KHÔNG LIÊN LẠC ĐƯỢC VỚI NHỮNG NGƯỜI THUỘC DIỆN THỪA KẾ THÌ PHẢI LÀM GÌ?

Câu hỏi của bạn:   

    Gia đình tôi có 4 anh chị em. Người anh (con thứ nhì) sống ở Canada, đã đi sang Canada sinh sống từ năm 1975. Người em gái (con út) sống ở Pháp, không liên lạc thư từ từ 1 năm nay, mặc dù trước đó em gái tôi cũng có ý định về việc làm giấy tờ thừa kế. Tôi là con thứ ba trong gia đình, sống ở Đà Nẵng. Chị tôi là con cả, sống ở Huế. Ba mẹ mất, không để lại di chúc về thừa kế nhà đất. Tôi đang làm thủ tục thừa kế  toàn bộ di sản ở Huế, người ta đòi phải có giấy từ chối nhận di sản thừa kế của các con ở nước ngoài. Tôi đã gửi tin nhắn cho anh tôi ở Canada nhưng không thấy hồi âm. Em gái tôi ở Pháp lại không liên lạc được. Vậy xin Luật sư cho biết thủ tục, giấy tờ, tôi phải làm sao để có thể làm giấy nghiệp chủ thừa kế mà ba mẹ để lại ở Huế?  Xin trân trọng cảm ơn Luật sư!

1. Di sản thừa kế là gì?

     Di sản thừa kế được hiểu là tài sản của người chết để lại cho những người được hưởng thừa kế. Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyển sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai.

2. Phân chia di sản thừa kế khi cha mẹ mất không để lại di chúc

     Tại điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS quy định khi người mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế được phân chia theo pháp luật. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (Điều 651 BLDS). Khi đó, 4 anh chị em nhà bạn sẽ được hưởng các phần bằng nhau khi chia di sản thừa kế. Trường hợp bạn muốn thừa kế toàn bộ tài sản mà cha mẹ để lại thì cần những người còn lại từ chối nhận di sản. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến những người có liên quan, đồng thời phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. không liên lạc được với những người thuộc diện thừa kế

3. Không liên lạc được với những người thuộc diện thừa kế thì phải làm gì?

     Trong trường hợp của bạn, bạn muốn nhận thừa kế toàn bộ nhà đất bố mẹ để lại thì cần 3 người anh chị của bạn làm văn bản từ chối nhận di sản. Bạn cần cố gắng liên lạc với người anh thứ hai và người em út để thực hiện vấn đề này trước khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Nếu 2 người ở nước ngoài khó khăn trong việc đi lại thì có thể viết giấy ủy quyền cho bạn để bạn thay mặt họ tiến hành làm các thủ tục liên quan đến vấn đề thừa kế này.

     Trường hợp, bạn không liên lạc được với người thân hoặc không có tin tức gì về họ thì có thể thực hiện thủ tục tuyên bố mất tích khi đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Sau thời gian quy định mà vẫn không có thông tin gì của người này thì làm thủ tục tuyên bố một người đã chết.

     Tuy nhiên chúng tôi có thể lưu ý với bạn, trường hợp xấu nhất là người thân bạn đã chết thì phần tài sản mà họ được hưởng từ cha mẹ bạn sẽ được chia thừa kế cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của họ như con cái, cha mẹ của họ. Do đó, nếu không liên lạc được với người thân thì bạn rất khó có thể làm thủ tục thừa kế nhà đất như mong muốn. không liên lạc được với những người thuộc diện thừa kế

4. Hỏi đáp về không liên lạc được với những người thuộc diện thừa kế

Câu hỏi 1: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì phần di sản đó được xử lý thế nào?

     Theo quy định tại điều 652 Bộ luật dân sự 2015 thì trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Câu hỏi 2: Quy định về quyền từ chối nhận di sản thừa kế như thế nào?

  • Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
  • Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
  • Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Câu hỏi 3: Những người nào không có quyền nhận di sản thừa kế?

     Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  •  Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

     Những người quy định trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178