• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

trình tự đấu thầu hàng hóa dịch vụ... Thủ tục và trình tự phiên đấu thầu gồm 5 giai đoạn cơ bản: mời thầu, dự thầu, mở thầu, đánh giá

  • Thủ tục và trình tự đấu thầu hàng hóa dịch vụ
  • trình tự đấu thầu hàng hóa dịch vụ
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRÌNH TỰ ĐẤU THẦU HÀNG HÓA DỊCH VỤ

Kiến thức của bạn:

     Thủ tục và trình tự đấu thầu hàng hóa dịch vụ theo quy định pháp luật mới nhất

19006500

Kiến thức của Luật sư:

  1. Cơ sở pháp lý:

  • Luật Đấu thầu 2013
  • Luật Thương Mại 2005
  1. Nội dung pháp lý

   Khoản 22 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 quy định:

22. Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.

    Thủ tục và trình tự phiên đấu thầu gồm 5 giai đoạn cơ bản:

    Giai đoạn 1: mời thầu

    Mời thầu là việc bên mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ đưa ra lời đề nghị mua hàng, dịch vụ  kèm theo các điều kiện cụ thể của việc của việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu. Trong giai đoạn mời thầu, bên mời thầu có thể thực hiện các công việc sau:

  • Sơ tuyển nhà thầu
  • Chuẩn bị hồ sơ mời thầu
  • Thông báo mời thầu

     Giai đoạn 2: dự thầu

  • Các bên dự thầu tham gia đấu thầu bằng cách gửi bộ hồ sơ dự thầu, trong đó có những nội dung về tư cách pháp lý nhà thầu, năng lực nhà thầu, các đề xuất về kỹ thuật, tài chính trong đó có giá dự thầu…
  • Hồ sơ được niêm phong, gửi cho bên mời thầu trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện trước thời điểm đóng thầu
  • Bên mời thầu không nhận hồ sơ hoặc tài liệu bổ sung sau thời điểm đóng thầu
  • Hồ sơ nộp đúng hạn được bên mời thầu quản lý nghiêm ngặt trước thời điểm mở thầu
  • Khi dự thầu, các nhà thầu phải nộp một khoản tiền bảo đảm dự thầu ( đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh dự thầu) không quá 3% ( điều 222 Luật thương mại 2005) tổng giá trị ước tính của hàng hóa, dịch vụ đấu thầu
  • Bảo lãnh dự thầu không được hoàn lại nếu nhà thầu trúng thầu nhưng không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng; rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu, có vi phạm quy chế đấu thầu

      Giai đoạn 3: Mở thầu

      Mở thầu là thủ tục mở các hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định trước trong hồ sơ mời thầu

     Sau thời điểm mở thầu các bên dự thầu không được sửa đổi hồ sơ dự thầu, tuy nhiên bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu giải trình về những nội dung cụ thể này.

      Giai đoạn 4: Đánh giá và so sánh hồ sơ dự thầu

  • Công việc đánh giá, so sánh hồ sơ dự thầu là công việc chuyên môn, có thể do bên mời thầu tự làm nhưng thường thì phải có sự giúp đỡ của Tổ chuyên gia
  • Thông thường, các hồ sơ dự thầu sẽ được xem xét, đánh giá theo hai mức độ là đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết

     Giai đoạn 5: Thông báo kết quả thầu và kí kết hợp đồng

     Sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu tiến hành công bố kết quả đấu thầu qua việc thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu tham dự

     Đối với nhà thầu trúng thầu, gửi kèm dự thảo hợp đồng

     Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu trúng thầu phải nộp tiến bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên mời thầu, không quá 10% giá trị hợp đồng ( điều 231 Luật thương mại 2005)

      Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!.                                                                                                       

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178