Thủ tục ủy quyền khi bên ủy quyền đang ở nước ngoài
15:31 29/06/2018
Thủ tục ủy quyền khi bên ủy quyền đang ở nước ngoài. Gia đình em bị 1 cơ sở bán vé máy bay lừa tiền. Tuy nhiên, người bị hại thì lại ở bên Mỹ không thể về,
- Thủ tục ủy quyền khi bên ủy quyền đang ở nước ngoài
- Ủy quyền khi bên ủy quyền đang ở nước ngoài
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Ủy quyền khi bên ủy quyền đang ở nước ngoài
Câu hỏi của bạn:
Gia đình em bị 1 cơ sở bán vé máy bay lừa tiền. Tuy nhiên, người bị hại thì lại ở bên Mỹ không thể về, người nhà bên Việt Nam có thể thay thế được không ạ? Xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về ủy quyền khi bên ủy quyền đang ở nước ngoài
1. Quy định về đại diện và ủy quyền
Theo quy định tại Điều 134 và Điều 135 Bộ luật dân sự năm 2015: Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện.
Quyền đại diện được xác lập theo:
- Ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền);
- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Như vậy, cơ chế ủy quyền là một trong những căn cứ xác lập quyền đại diện. Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời nó cũng là cơ sở pháp lý để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả do hoạt động ủy quyền mang lại, thay mặt cho người được đại diện tham gia vào những giao dịch dân sự được ủy quyền.
Trong trường hợp của bạn, do người bị hại đang sinh sống tại Mỹ và không có khả năng về nước để giải quyết giao dịch dân sự với cơ sở bán vé máy bay nên nếu người thân của người bị hại mong muốn thay mặt cho người bị hại giải quyết vụ việc trên thì người bị hại có thể ủy quyền cho người thân của mình, từ đó phát sinh quyền đại diện. [caption id="attachment_94480" align="aligncenter" width="489"] Ủy quyền khi bên ủy quyền đang ở nước ngoài[/caption]
2. Quy định về hợp đồng ủy quyền
Để thể hiện ý chí ủy quyền thì người ủy quyền cần lập hợp đồng ủy quyền và công chứng hợp đồng này để đảm bảo hiệu lực pháp lý. Theo Điều 55 Luật công chứng quy định:
"1.Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
2.Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền."
Trường hợp ủy quyền khi bên ủy quyền đang sinh sống nước ngoài thì bên ủy quyền cần phải công chứng hợp đồng ủy quyền tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán của Việt Nam tại Mỹ - nơi cư trú, sau đó gửi bản gốc hợp đồng ủy quyền đã được công chứng đó cho người được ủy quyền tại Việt Nam để người đó công chứng hợp đồng ủy quyền đó tại văn phòng công chứng tại Việt Nam để hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
3. Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng
Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền đã được soạn sẵn được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật công chứng như sau:
"a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có."
Tóm lại, trong trường hợp của bạn, người thân ở Việt Nam của người bị hại có thể đại diện cho người bị hại dựa trên cơ chế ủy quyền, để tham gia vào việc giải quyết giao dịch liên quan đến cơ sở bán vé máy bay. Mọi thủ tục và hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền được quy định tại Luật công chứng năm 2014.
Bài viết tham khảo:
- Có được ủy quyền rút hồ sơ gốc xe cho người thân của bên bán xe không?
- Ủy quyền sử dụng nhà mua bằng giấy viết tay cho con
Để được tư vấn chi tiết về ủy quyền khi bên ủy quyền đang ở nước ngoài, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.