• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thỏa thuận di sản thừa kế trong trường hợp người nhận thừa kế không có ở địa phương là một trong những vấn đề đang dược nhiều người quan tâm...

  • Thủ tục thỏa thuận di sản khi người nhận không cư trú tại địa phương
  • Thỏa thuận di sản
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỎA THUẬN DI SẢN

Câu hỏi của bạn về thỏa thuận di sản:

   Xin chào Luật sư!

   Tôi có vấn đề xin nhờ Luật sư tư vấn như sau:

    Ba và mẹ tôi có phần đất với diện tích 2 ha, gia đình tôi có 6 anh chị em, các anh chị đều lập gia đình. Ba tôi đã mất nhiều năm, hiện nay mẹ tôi cũng đã lớn tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn, hiện nay mẹ tôi có ý để phần đất trên cho tôi đứng tên, các anh chị đều đã được chia phần rồi và hiện nay các anh chị cũng đồng ý cho tôi đứng tên sổ đỏ. Tuy nhiên, hiện nay có 3 anh chị đi làm ăn xa, không cư trú tại địa phương nên không ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được. Xin nhờ Luật sư tư vấn giúp về thỏa thuận di sản trong trường hợp của gia đình tôi như thế nào? Xin cám ơn Luật sư./.

Câu trả lời của Luật sư về thỏa thuận di sản:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thỏa thuận di sản, chúng tôi xin đưa ra quan điểm để tư vấn về thỏa thuận di sản như sau:

1. Cơ sở pháp lý về thỏa thuận di sản:

2. Nội dung tư vấn về thỏa thuận di sản:

   Thỏa thuận di sản là một thủ tục thực hiện khi người được thừa kế được quyền nhận được tài sản thừa kế từ người để lại di sản thừa kế. Trình tự thủ tục được thực hiện như sau: 

2.1 Thỏa thuận di sản trong trường hợp người nhận thừa kế không có ở địa phương?

     Theo như thông tin của bạn cung cấp, sau khi bố bạn mất để lại di sản, hàng thừa kế trong gia đình bạn bao gồm 6 chị em bạn và mẹ bạn.

    Để có thể nhận di sản thừa kế trong trường hợp người nhận thừa kế không có ở địa phương, gia đình bạn cần tiến hành các bước như sau:

     Bước 1: Những người không có ở địa phương tiến hành làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế nếu họ không mong muốn nhận tài sản thừa kế từ người đã mất

Căn cứ Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định chi tiết về từ chối nhận di sản như sau:

Điều 620. Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

   Ngoài ra căn cứ Điều 59 Luật công chứng số 53/2014/QH13 của Quốc hội quy định Công chứng văn bản từ chối nhận di sản:

Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản

Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

    Như vậy, những người hiện tại đang không có mặt tại địa phương có thể tiến hành lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế của bố bạn tại văn phòng công chứng, và thông báo gửi về cho bạn. Khi công chứng văn bản trên thì cần bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết. 

     Trong trường hợp nếu những người thừa kế của gia đình bạn vẫn muốn nhận tài sản thừa kế mà không thể có mặt tại Việt Nam thì có thể lập hợp đồng ủy quyền cho một trong số những người thân của mình ở Việt Nam thực hiện thủ tục nhận tài sản, ký vào các văn bản cần thiết để nhận thừa kế.

Bước 2: Tiến hành công chứng văn bản thỏa thuận di sản thừa kế

Căn cứ Điều 57 về công chứng văn bản thỏa thuận di sản thừa kế:

Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó. Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

       Như vậy, trường hợp của gia đình mình những người còn lại ở Việt Nam tiến hành làm thủ tục văn bản thỏa thuận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng, tại đây mọi người có thể thỏa thuận cho toàn bộ tài sản của mình cho cậu út.

     Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng
  • Các giấy tờ liên quan đến tài sản thừa kế:

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất khác theo quy định của pháp luật

     + Văn bản từ chối nhận di sản

  •  Các giấy tờ hộ tịch: đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bản án, quyết định ly hôn, giấy chứng tử…
  •  Hợp đồng/Giấy ủy quyền ( nếu có)

Bước 3: Tiến hành sang tên quyền sử đất [caption id="attachment_202062" align="aligncenter" width="548"]Thỏa thuận di sản Thỏa thuận di sản[/caption]

2.2 Trình tự thủ tục sang tên sổ đỏ

     Bước 1: Bạn nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động (sang tên) tại Phòng tài nguyên và môi trường. 

     Căn cứ khoản 5 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính trình tự thủ tục đăng ký sang tên sổ đỏ bao gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Văn bản thỏa thuận di sản thừa kế
  • Ngoài ra bạn cần chuẩn bị: Chứng minh thư, Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận kết hôn hoặc ly hôn.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung xác định người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Sau khi nộp hồ sơ trong trường hợp giấy tờ còn chưa đầy đủ, cơ quan tiếp nhận thông báo đến đối tượng có nhu cầu sang tên để bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

     Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

  • Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
  • Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

    Thời gian thực hiện trình tự thủ tục đăng ký sang tên sổ đỏ:

  •  Không quá 10 ngày theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP

3. Các chi phí khi thỏa thuận di sản thừa kế trong trường hợp người nhận thừa kế không có ở địa phương

3.1 Chi phí công chứng văn bản thỏa thuận di sản thừa kế

     Theo Điều 4 Văn bản hợp nhất số 61/VBHN-BTC quy đinh về mức thu phí và lệ phí thì văn bản thỏa thuận di sản được tính trên giá trị tài sản như sau:

TT

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Dưới 50 triệu đồng 50 nghìn

2

Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100 nghìn

3

Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

4

Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng

5

Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng

6

Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng

7

Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.

8

Trên 100 tỷ đồng 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

     Như vậy, văn phòng công chứng sẽ tùy thuộc vào giá trị tài sản đất của gia đình bạn để tiến hành thu phí. Ngoài ra bên cạnh đó các văn phòng công chứng có thể thu thêm về phí thẩm định hồ sơ và một số chi phí khác. [caption id="attachment_202061" align="aligncenter" width="600"]Thỏa thuận di sản Thỏa thuận di sản[/caption]

3.2 Chi phí sang tên sổ đỏ

  • Thuế thu nhập cá nhân:

     Theo Khoản 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập miễn thuế: Trong đó việc nhận thừa kế từ bố mẹ sang con sẽ được miễn thuế.

  • Lệ phí trước bạ:

     Căn cứ Khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ việc nhận thừa kế từ bố mẹ sang con cũng sẽ được miễn lệ phí trước bạ.

  • Một số chi phí khác:

     Phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận,…những khoản phí và lệ phí này do HĐND cấp tỉnh quy định nên mỗi tỉnh, thành có mức thu khác nhau.

     Bài viết tham khảo:

        Để được tư vấn chi tiết về thỏa thuận di sản quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 1900 6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Ngọc Thúy

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178