Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định mới nhất 2018
14:55 09/02/2018
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế, Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc...
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định mới nhất 2018
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Kiến thức cho bạn
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định mới nhất 2018.
Kiến thức của Luật sư
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật Công chứng 2014
- Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật công chứng 2014
Nội dung tư vấn về thủ tục khai nhận di sản thừa kế
1. Khai nhận di sản thừa kế là gì?
Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết.
2. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Căn cứ quy định tại Điều 57 và Điều 58 Luật Công chứng 2014, trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế
- Trình tự thực hiện:
Những người được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật sẽ liên hệ với phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản.
Văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết tại trụ sở của UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản hoặc nơi có di sản (Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật công chứng 2014).
Sau thời gian niêm yết không có tranh chấp hoặc khiếu nại thì người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.
- Hồ sơ pháp lý của các bên được hưởng di sản thừa kế:
* CMND hoặc hộ chiếu.
* Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của vợ hoặc chồng người để lại di sản.
* Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.
* Giấy từ chối hưởng di sản thừa kế (nếu có).
- Hồ sơ pháp lý của người để lại di sản thừa kế:
* Giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết.
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản:
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ tiết kiệm, đăng ký xe, cổ phiếu, cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác (nếu có). [caption id="attachment_73637" align="aligncenter" width="435"] Thủ tục khai nhận di sản thừa kế[/caption]
Bước 2: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính
- Người được hưởng di sản phải liên hệ Chi cục thuế cấp huyện nơi có di sản làm thủ tục đóng thuế, lệ phí trước bạ.
- Hồ sơ bao gồm:
* Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác...)
Bước 3: Sang tên cho người nhận di sản
- Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ bao gồm:
* Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản.
* Văn bản khai nhận di sản thừa kế có công chứng.
* Các giấy tờ nhân thân (như mục khai nhận di sản).
* Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu): 02 bản
* Tờ khai lệ phí trước bạ (theo mẫu): 02 bản Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Mẫu giấy ủy quyền khai nhận phân chia di sản thừa kế
- Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và sang tên sổ đỏ.
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục khai nhận di sản thừa kế, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn.