Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
10:17 05/02/2021
Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là một vấn đề quan trọng đối với các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự...
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau:
Tôi đang có thắc mắc về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được quy định theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam mới nhất.
Tôi mong nhận được câu trả lời từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn Luật sư.
Câu trả lời của Luật sư
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng như sau:
Căn cứ pháp lý
- BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
- Tải Luật đất đai 2013 và hướng dẫn áp dụng
- Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 163/2006/NĐ-CP
1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là gì?
Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Nếu Điều 394 Bộ luật dân sự 2005 sử dụng thuật ngữ “Khái niệm hợp đồng dân sự” thì Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 đã bỏ đi cụm từ “dân sự” và chỉ để “Khái niệm hợp đồng”. Định nghĩa này thể hiện sự tiến bộ và hợp lý bởi lẽ khái niệm hợp đồng vừa thể hiện sự ngắn gọn, súc tích vừa mang tính khái quát cao được hiểu là bao gồm tất cả các loại hợp đồng theo nghĩa rộng (hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ…) chứ không chỉ là các hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp đơn thuần.
Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành, hiệu lực của hợp đồng được quy định tại điều 401 như sau:
Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự được dựa trên các căn cứ sau đây:
-
Thứ nhất theo thời điểm giao kết của hợp đồng
+ Nếu hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng đường công văn thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên đề nghị giao kết nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng của bên đề nghị
+ Nếu các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm hết thời hạn trả lời mà các bên nhận được đề nghị vẫn im lặng
+ Nếu hợp đồng được giao kết bằng hình thức miệng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng
+ Nếu hợp đồng được giao kết bằng văn bản điện tử thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản
+ Nếu hợp đồng phải đăng ký theo quy định của pháp luật thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hoàn thành việc đăng ký
-
Thứ hai theo thỏa thuận các bên: Các bên chỉ có thể thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật không có quy định riêng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đó
+ Hợp đồng có hiệu lực từ ngày cụ thể đã được các bên xác định
+ Hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm xảy ra sự kiện là điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng đã được các bên xác định
-
Thứ ba theo quy định khác của pháp luật: Đối với những hợp đồng mà pháp luật đã có quy định riêng về thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực phải được xác định theo quy định riêng đó.
- Về thời hạn của hợp đồng, giao dịch được chứng thực nói chung:
Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định về giá trị pháp lý của hợp đồng, giao dịch được chứng thực như sau: “Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch”.
Hiện nay, không có bất kỳ văn bản nào quy định về thời hạn có giá trị của hợp đồng, giao dịch được chứng thực. Do đó, sau thời điểm hợp đồng, giao dịch có hiệu lực (Ðiều 405 Bộ luật dân sự về hiệu lực của hợp đồng dân sự: Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác), các bên sẽ có trách nhiệm thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết. Đối với từng loại hợp đồng cụ thể, các bên căn cứ vào quy định pháp luật liên quan để xác định thời hạn của loại hợp đồng đó. Ví dụ các loại hợp đồng cụ thể như sau:
Theo Điều 10 tại Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi quy định về giao dịch bảo đảm như sau:
Theo quy định tại Điều 319 tại Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 về hiệu lực thế chấp tài sản như sau:
Điều 319. Hiệu lực của thế chấp tài sản
1. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Quy định về việc chuyển quyền sử dụng đất theo Điều 503 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 503. Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất
Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai.
- Về thời hạn của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng:
Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Ðiều 319 Bộ luật dân sự quy định về thời hạn thế chấp như sau:
Cùng với đó tại khoản 3 Điều 188 Luật đất đai năm 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực như sau:
Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
...
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Như vậy, bạn phải căn cứ vào hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đã ký giữa các bên để xác định thời hạn thế chấp theo thỏa thuận của các bên là như thế nào; nếu trong hợp đồng thế chấp không có thỏa thuận về thời hạn thì việc thế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp.
Kết luận: Như vậy việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là một vấn đề quan trọng đối với các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Nếu còn vấn đề thắc mắc về thời điểm có hiệu lực của pháp luật dân sự bạn có thể gọi điện về Tổng đài để nhận được sự tư vấn chi tiết hơn.
Do cần tiền chơi điện tử, cháu A (12 tuổi) đã bán chiếc xe đạp mini Nhật mà bố mẹ mua cho để đi học với giá 01 triệu đồng cho ông L (thợ sửa xe đạp đầu phố). Sau khi phát hiện con không đi xe đạp về nhà, nhiều lần tra hỏi, bố mẹ cháu A mới biết việc mua bán đó. Bố mẹ cháu A đã tìm gặp ông L đề nghị được chuộc lại chiếc xe và hoàn trả ông 01 triệu đồng nhưng ông L không đồng ý vì cho rằng việc mua bán giữa ông và cháu A là hoàn toàn tự nguyện, ông không có trách nhiệm phải trả lại chiếc xe. Xin hỏi Luật sư hợp đồng trên được công nhận không?
Tôi mong nhận được câu trả lời từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn Luật sư
3. Tình huống tham khảo:
Trả lời:
Khoản 3 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.”
Hơn nữa, Điều 125 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện: “1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý."
Như vậy hợp đồng trên vô hiệu hai bên hoàn trả cho nhau những gì đã mất cụ thể, ông L trả lại cho cháu A xe đạp và bố mẹ cháu A có nghĩa vụ trả lại ông L 1 triệu đồng
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500 về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về nghĩa vụ hợp đồng, hợp đồng đơn vụ, song vụ, hợp đồng vô hiệu toàn bộ và một phần và các câu hỏi liên quan… Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Nguyễn Phương