• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thi hành án đấu giá tài sản kê biên không phụ thuộc vào sự đồng ý của người phải thi hành án. Nếu xe máy được kê biên đúng giá trị...

  • Thi hành án bán đấu giá có cần hỏi ý kiến người bị thi hành án không?
  • thi hành án bán đấu giá
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THI HÀNH ÁN BÁN ĐẤU GIÁ

Câu hỏi của bạn về thi hành án bán đấu giá

     Thưa Luật sư, tôi có vấn đề sau mong luật sư giải đáp: Tôi có vướng vào một vụ kiện dân sự. Hiện xe máy của tôi đã bị kê biên để thi hành án. Tôi nghe nói họ sẽ đấu giá chiếc xe này. Nhưng tôi không đồng ý. Liệu có được hay không?

Câu trả lời của Luật sư về thi hành án bán đấu giá

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thi hành án bán đấu giá; chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thi hành án bán đấu giá như sau:

1. Căn cứ pháp lý về thi hành án bán đấu giá

2. Nội dung tư vấn về thi hành án bán đấu giá

     Thi hành án là một việc làm để bản án của Tòa án có hiệu quả; được thực thi trên thực tế; bản án thực sự có tính pháp lý. Tuy nhiên, biện pháp, cách thức thi hành án là khác nhau đối với từng loại tài sản. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

2.1. Tài sản không được kê biên

    Điều 87 Luật Thi hành án dân sự quy định như sau:

Điều 87. Tài sản không được kê biên

1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.

2. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:

a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;

b) Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;

c) Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;

d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;

đ) Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;

e) Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.

3. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

a) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;

b) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;

c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

     Nếu như chiếc xe máy của bạn là công cụ kiếm sống duy nhất của gia đình thì chiếc xe máy đó không bị kê biên. Nhưng nếu chiếc xe máy đơn thuần chỉ là phương tiện đi lại thì vẫn bị kê biên theo đúng thủ tục quy định.

2.2. Đấu giá tài sản có cần người phải thi hành án đồng ý hay không?

     Trong pháp luật thi hành án dân sự, không có điều khoản nào quy định rõ việc bán đấu giá tài sản cần có sự đồng ý của người phải thi hành án. Thậm chí nếu người phải thi hành án không giao tài sản thì còn có thể bị cưỡng chế theo nhiều cách khác. Bán đấu giá tài sản là bước tiếp theo của kê biên - biện pháp cưỡng chế thi hành án. Khi tài sản bị kê biên theo đúng trình tự pháp luật thì sẽ được đem ra bán đấu giá. [caption id="attachment_149848" align="aligncenter" width="360"]Thi hành án bán đấu giá Thi hành án bán đấu giá[/caption]      Khoản 3 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự quy định:
3. Chấp hành viên bán đấu giá tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây: a) Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản; b) Động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.
     Việc bán đấu giá tài sản kê biên được đặt ra khi tài sản đó đáp ứng đủ điều kiện để bán đấu giá. Việc đấu giá tài sản kê biên không phụ thuộc vào ý chí người phải thi hành án.      Kết luận: Thi hành án đấu giá tài sản kê biên không phụ thuộc vào sự đồng ý của người phải thi hành án.

   Bài viết tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về Thi hành án bán đấu giá có cần hỏi ý kiến người bị thi hành án không?

+ Tư vấn qua Tổng đài Gọi 19006500. Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Thi hành án bán đấu giá có cần hỏi ý kiến người bị thi hành án không?. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết. + Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về Thi hành án bán đấu giá có cần hỏi ý kiến người bị thi hành án không qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033 + Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi Thi hành án bán đấu giá có cần hỏi ý kiến người bị thi hành án không tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

Liên kết tham khảo:

Chuyên viên: Lê Minh  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178