Thẩm quyền công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam
09:36 12/07/2017
Thẩm quyền công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam: Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền công nhận và cho thi hành
- Thẩm quyền công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam
- Thẩm quyền công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THẨM QUYỀN CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Kiến thức của bạn:
Thẩm quyền công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn thẩm quyền công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam
1. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
Bản án, quyết định dân sự của Tóa án nước ngoài là bản án, quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ một quốc gia bởi cơ quan tài phán có thẩm quyền.
Khái niệm về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của nước ngoài đã hình thành từ lâu trong tư pháp quốc tế, có thể hiểu đó là một thủ tục tố tụng đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền của nước có bên phải thi hành án tiến hành nhằm xem xét để công nhận tính hiệu lực của bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, Quyết định của Trọng tài nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của nước mình. Sau khi bản án, quyết định của nước ngoài đó đã được xem xét và công nhận tính hiệu lực, nó sẽ được đảm bảo cưỡng chế thi hành trên lãnh thổ của nước đã công nhận. Thủ tục đặc biệt này nhằm đảm bảo giải quyết các xung đột về quyền tài phán và đảm bảo tôn trọng quyền tài phán của mỗi quốc gia.
Điều 423 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau đây được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:
“a) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài được quy định tại điều ước quốc tế mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại;
c) Bản án, quyết định dân sự khác của Tòa án nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành.”
Quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài cũng được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. [caption id="attachment_39977" align="aligncenter" width="307"] Thẩm quyền công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam[/caption]
2. Thẩm quyền công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam
a. Thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử
Khoản 5 điều 27 BLTTDS 2015 quy định những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
“5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.”
Tại khoản 9 điều 29 BLTTDS 2015 cũng quy định những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
“9. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.”
Theo quy định tại điều 37 BLTTDS 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trong đó có thẩm quyền:
“b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;”
Như vậy, đối chiếu các quy định trên thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam.
b. Thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ
Thứ nhất: Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài (điểm d, khoản 2, điều 39 BLTTDS 2015)
Thứ hai: Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam (điểm đ, khoản 2, điều 39 BLTTDS 2015)
Trong trường hợp người yêu cầu nộp đơn yêu cầu tại nhiều Tòa án khác nhau ( điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 39 BLTTDS ) thì Tòa án đã thụ lý đầu tiên theo thời gian có thẩm quyền giải quyết yêu cầu. Các tòa án khác, nếu đã thụ lý thì căn cứ vào điểm g khoản 5 điều 437 BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết việc xét đơn yêu cầu, xóa tên việc dân sự đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật thẩm quyền công nhận và cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
- Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm
- Khởi kiện khi không xác định được nơi cư trú của bị đơn giải quyết như thế nào?
- Vay tiền lãi suất cao nhưng không có khả năng để trả
- Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
- Một số điểm mới của bộ luật dân sự 2015 về thừa kế