• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

các trường hợp tạm đình chỉ gồm: NLĐ vi phạm KLLĐ mà vụ việc phức tạp..thời hạn tạm đình chỉ công việc là không quá 15 ngày..trường hợp đặc biệt không quá..

  • Tạm đình chỉ công việc theo quy định pháp luật
  • Tạm đình chỉ công việc
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tạm đình chỉ công việc 

Câu hỏi của bạn về tạm đình chỉ công việc theo quy định pháp luật:  Chào Luật sư! Luật sư cho em hỏi những quy định của Luật lao động về tạm đình chỉ công việc Mong nhận được câu trả lời sớm của Luật sư Em chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về tạm đình chỉ công việc theo quy định pháp luật

    Chào bạn, Luật sư Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tạm đình chỉ công việc theo quy định pháp luật, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tạm đình chỉ công việc theo quy định pháp luật như sau:

1. Căn cứ pháp lí về tạm đình chỉ công việc theo quy định pháp luật 

2. Nội dung tư vấn về tạm đình chỉ công việc theo quy định pháp luật

     Từ thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn về việc tạm đình chỉ công việc hiện nay được quy định, thực hiện theo Bộ luật lao động năm 2012. Có thể việc tạm đình chỉ công việc do bản thân nội bộ của NLĐ, NSDLĐ hoặc do NLĐ đang bị tạm giam, tạm giữ. Việc xử lý, bồi thường hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng cũng được quy định cụ thể theo BLLĐ 2012. Nội dung tư vấn chi tiết như sau:

2.1 Các trường hợp tạm đình chỉ công việc theo quy định pháp luật

Theo khoản 1 Điều 29 Bộ luật lao động 2012 quy định các trường hợp tạm đình chỉ công việc như sau:
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Theo đó, tạm đình chỉ công việc của người lao động là biện pháp pháp lý được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp:
  •  Người lao động vi phạm kỷ luật lao động mà vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ.
  •  Người sử dụng lao động chỉ được tạm đình chỉ công việc của người lao động khi đã tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở.
[caption id="attachment_144481" align="aligncenter" width="577"]Tạm đình chỉ công việc Tạm đình chỉ công việc[/caption]

2.2 Tạm đình chỉ công việc theo quy định pháp luật

Tại Điều 129 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. 3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. 4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
     Mặc dù thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công việc của người lao động thuộc quyền của người sử dụng lao động, nhưng do người lao động bị tạm đình chỉ công việc đồng nghĩa với việc không được đi làm, không có tiền lương để bảo đảm đời sống bản thân và gia đình. Do đó Điều 129 BLLĐ đã quy định cụ thể về thời hạn, thủ tục tạm đình chỉ công việc đối với người lao động và quyền lợi của người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc. Theo đó, thời hạn tạm đình chỉ công việc của người lao động không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày.      Trường hợp đặc biệt áp dụng thời hạn tạm đình chỉ công việc tối đa 90 ngày được hiểu là các trường hợp đặc biệt áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 124 BLLĐ. Đó là khi hành vi vi phạm của người lao động liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động.      Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị tạm đình chỉ công việc. Sau đó,
  • Nếu người lao động có lỗi mà bị xử lý kỷ luật lao động thì người lao động cũng không phải trả lại số tiền đã tạm ứng.
  • Trường hợp người lao động không có lỗi thì người sử dụng lao động phải trả đủ lương cho họ.
Như vậy tạm đình chỉ công việc của người lao động không phải là hình thức kỷ luật lao động và cũng không phải là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng lao động khi xử lý kỷ luật người lao động. So với trước đây, quy định người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động về cơ bản không thay đổi, quy định khá cụ thể chi tiết.       Ngoài ra bạn có thể tham khảo:      Để được tư vấn chi tiết về tạm đình chỉ công việc theo quy định pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên: Lê Hoan.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178