• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định về tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và nghĩa vụ đối với tài sản riêng

  • Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm những gì?
  • tài sản riêng của vợ chồng
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng: tài sản có trước hôn nhân có phải phân chia không, đất bố mẹ cho sau khi kết hôn là tài sản chung hay hay tài sản riêng...   và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý:

1. Tài sản riêng của vợ chồng

     Căn cứ theo điều 43 luật hôn nhân và gia đình 2014, quy định về tài sản riêng của vợ chồng:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

     Chiếu theo quy định trên, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm các tài sản như sau:

  • Tài sản mỗi người có trước khi kết hôn

     Tài sản của vợ, chồng được hình thành trước khi 2 người kết hôn nếu không có thỏa thuận nào khác.

  • Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân

     Những tài sản được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản riêng, đây là tài sản cá nhân vợ, chồng được diện thừa kế theo pháp luật hoặc được quy định trong di chúc do người mất để lại. Còn tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân cũng là tài sản riêng.

  • Tài sản được chia riêng cho vợ chồng khi chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.

     Với tài sản được chia này thì khi chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân phải được lập thành văn bản và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Kể từ ngày thỏa thuận của vợ, chồng về việc chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung, tài sản đã được phân chia là tài sản riêng chính thức là tài sản riêng của vợ, chồng.

  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng

     Những tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng như: quần áo, đồ dùng cá nhân, đồ dùng có đặc thù giới tính,… được coi là tài sản riêng mặc dù tài sản đó được mua bằng tài sản chung của vợ chồng.

  • Tài sản khác hoặc theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu chung của vợ, chồng.

     Theo điều 11 Nghị định 126/2014/ NĐ – CP quy định về tài sản riêng khác của vợ chồng theo quy định của pháp luật, theo đó:

    • Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
    • Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
    • Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng

     Theo quy định của pháp luật, những tài sản được hình thành từ tài sản riêng được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng.

     Lưu ý: đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, được xác định như sau:

    • Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng được xác định là tài sản chung theo quy định tại khoản 1 điều 33 luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể: tài sản chung vợ chồng bao gồm “ …, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân,…” Theo đó có thể hiểu như sau: Chồng có một tài sản riêng là mảnh đất, hai vợ chồng cùng trồng cây trên mảnh đất đó và thu được hoa lợi; khi đó hoa lợi là tài sản chung của vợ chồng, còn mảnh đất vẫn sẽ là tài sản riêng của chồng.
    • Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp có quy định khác theo quy định tại khoản 1 điều 40 luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể: “ 1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.”
tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

2. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ chồng

     Theo điều 44 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ chồng.

  • Khoản 1 điều 44 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.”

    • Đối với tài sản riêng, mỗi người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều 44 luật hôn nhân và gia đình 2014: “4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.” . Như vậy vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
    • Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung được thực hiện theo quy định tại điều 46 luật hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:
  • Việc nhập tài sản riêng của vợ chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
  • Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
  • Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Nghĩa vụ riêng của vợ chồng sẽ được trình bày cụ thể ở phần dưới.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
  • Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. Nghĩa vụ riêng của vợ chồng sẽ được trình bày cụ thể ở phần dưới đây.

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng

     Căn cứ theo điều 45 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng.

  • Khoản 1 điều 45 quy định:

“1.Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn.”

     Vợ, chồng trước khi kết hôn đã có nghĩa vụ nào đó về tài sản thì đó là nghĩa vụ riêng, kể cả trường hợp tài sản đó sau khi kết hôn trở thành tài sản chung thì nghĩa vụ đó vẫn là nghĩa vụ riêng.

  • Khoản 2 điều 45 quy định:

“2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;”

     Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng mà theo quy định của pháp luật tài sản đó bắt buộc phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng hoặc trường hợp nghĩa vụ đó phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình.

  • Khoản 3 điều 45 quy định:

“3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;”

     Trong hoạt động cuộc sống hàng ngày, các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ hoặc chồng xác lập mà không để phục vụ cho hoạt động của gia đình thì được xác định là nghĩa vụ riêng.

  • Khoản 4 điều 45 quy định:

“4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.”

     Những hành vi vi phạm pháp luật của mỗi bên là nghĩa vụ của mỗi bên và được pháp luật quy định là nghĩa vụ riêng.

Bài viết cùng chuyên mục:

Liên hệ Luật sư tư vấn về xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng:

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!          

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178