• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Luật bảo hiểm y tế 2016 và hướng dẫn áp dụng: Ngày 13/6/2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua

  • Tải luật bảo hiểm y tế 2016 và hướng dẫn áp dụng
  • Luật bảo hiểm y tế
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     TẢI LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ 2016 VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG

     Ngày 13/6/2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Sau đây là một số điểm mới tiêu biểu của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT:

1.Về hình thức tham gia BHYT  
     Luật sửa đổi quy định tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là một hình thức bắt buộc, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Đây là một điểm mới thể hiện quyết tâm chính trị nhằm thúc đẩy thực hiện BHYT toàn dân theo tinh thần của Hiến pháp 2013 và Nghị quyết 21-TW/NQ ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị.
2. Về nhóm đối tượng tham gia BHYT 
     Luật sửa đổi quy định đối tượng tham gia bảo hiểm được mở rộng hơn, quy định chi tiết và sắp xếp lại 25 nhóm đối tượng thành 5 nhóm theo trách nhiệm đóng BHYT để thuận lợi trong quản lý và tổ chức thực hiện, bao gồm nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng; nhóm do tổ chức Bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng; nhóm do ngân sách Nhà nước đóng; nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng và nhóm tự đóng BHYT, cụ thể:
Bổ sung đối tượng được BHXH đóng BHYT là người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
Bổ sung đối tượng được đóng BHYT bằng ngân sách Nhà nước là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
     Bổ sung đối tượng thành viên hộ gia đình bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình và bổ sung thêm cơ chế khuyến khích nếu có 100% thành viên trong gia đình tham gia BHYT thì sẽ được giảm mức đóng. Cụ thể, khi tham gia BHYT theo hộ gia đình, người tham gia sẽ được giảm dần mức đóng từ thành viên thứ 2 trở đi. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ năm trở đi mức đóng bằng 40% của người thứ nhất, đảm bảo sự chia sẻ ngay trong hộ gia đình.
Ngoài ra, để đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tượng trước pháp luật và thống nhất việc quản lý, tổ chức thực hiện chính sách BHYT trong hệ thống, Luật đã huy động thêm lực lượng công an, quân đội phải tham gia BHYT và giao Chính phủ quy định lộ trình tham gia BHYT phù hợp với đặc thù của lực lượng này.
3. Trách nhiệm đóng BHYT cho người nghỉ theo chế độ thai sản
     Luật sửa đổi quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm đóng BHYT cho người đang nghỉ theo chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản là do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.
4. Về chính sách đối với trẻ em dưới 06 tuổi 
     Bổ sung, sửa đổi một số chính sách về BHYT đối với trẻ em dưới 06 tuổi nhằm tạo điều kiện cho trẻ được chăm sóc sức khỏe liên tục, tháo gỡ những vướng mắc của Luật cũ liên quan đến thực hiện BHYT của trẻ dưới 6 tuổi và đảm bảo quyền lợi tối đa cho trẻ, cụ thể:
     Luật quy định trẻ dưới 6 tuổi được quỹ BHYT chi trả cho điều trị lác, cận thị, tật khúc xạ của mắt.
Trong trường hợp trẻ đủ 72 tháng chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT sẽ có giá trị đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.
5. Về quy định về cấp thẻ BHYT: 
     Hồ sơ cấp thẻ được rút gọn, giảm bớt chỉ còn lại hai loại giấy tờ, bao gồm tờ khai tham gia bảo hiểm y tế của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và hồ sơ này cũng được áp dụng cho trường hợp trẻ em dưới 06 tuổi, có nghĩa là hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi không cần bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh, ngoài tờ khai tham gia bảo hiểm y tế chỉ cần bổ sung danh sách tham gia bảo hiểm y tế do UBND xã lập.
[caption id="attachment_23240" align="aligncenter" width="299"]Luật bảo hiểm y tế mới nhất Luật bảo hiểm y tế mới nhất[/caption]

6. Về quyền lợi BHYT và mức hưởng BHYT: 
     Việc sửa đổi bổ sung Luật lần này quan tâm nhiều đến quyền lợi của người tham gia BHYT nhằm giảm gánh nặng chi phí KCB, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế đối với một số đối tượng chính sách, cụ thể:
Bổ sung quy định miễn cùng chi trả 5% với người nghèo, dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; bỏ quy định cùng chi trả 20% với thân nhân người có công là cha mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; giảm mức cùng chi trả từ 20% xuống còn 5% với thân nhân của người có công khác và người cận nghèo; 
     Mở rộng đối tượng được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh như: binh sỹ quân đội đang tại ngũ; học viên công an nhân dân; cựu chiến binh; người được hưởng BHXH hàng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; cha đẻ mẹ đẻ, vợ chồng, con của liệt sỹ…; tăng mức hưởng BHYT của thân nhân người có công cách mạng và người thuộc hộ gia đình cận nghèo từ 80% lên 95%; mức hỗ trợ cho trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến được quy định như sau: tuyến huyện đưỡc hỗ trợ 70%, tuyến tỉnh được hỗ trợ 60%, tuyến Trung ương được hỗ trợ 40%. 
Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh (tương đương với khoảng 7 triệu). Đây là quy định rất mới để bảo vệ, hỗ trợ người bệnh trước rủi ro tài chính.
Luật còn bổ sung quy định quỹ BHYT thanh toán trong các trường hợp tự tử, tự gây thương tích; tai nạn giao thông; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổn thương về thể chất và tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra

7. Về mở thông tuyến khám chữa bệnh theo BHYT: 

     Cùng với việc cải cách thủ tục, quy trình khám chữa bệnh, đây là quy định hết sức quan trọng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia BHYT trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Theo quy định thì từ ngày 01/01/2016 sẽ mở thông tuyến khám chữa bệnh BHYT giữa tuyến xã và tuyến huyện trên cùng địa bàn tỉnh. Mở thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đến tuyến huyện và điều trị nội trú đến tuyến tỉnh và tuyến trung ương trong phạm vi cả nước đối với người thuộc hộ gia đình nghèo và người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo. Từ ngày 01/01/2021, quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng cho người tham gia BHYT khi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
8. Về việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT
     Luật sửa đổi quy định cụ thể, thống nhất nguyên tắc: Quỹ phải quản lý tập trung, thống nhất ở cấp quốc gia để tập trung nguồn lực, điều tiết chung trong phạm vi cả nước, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu chia sẻ rủi ro giữa các đối tượng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, do chưa có sự đồng đều về tỷ lệ tham gia BHYT và dịch vụ KCB giữa các tỉnh (có nơi đạt gần 100%, nhưng có tỉnh mới đạt 50 - 60% dân số tham gia BHYT, có tỉnh đầy đủ kỹ thuật y tế hiện đại nhưng có tỉnh còn thiếu nhiều trang thiết bị y tế) nên Luật cho phép các địa phương có kết dư quỹ BHYT được sử dụng 20% để hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên: Hỗ trợ quỹ khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo; hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; mua trang thiết bị y tế phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ y tế; mua phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện.
10. Về trách nhiệm của các đơn vị liên quan
     Bổ sung trách nhiệm quản lý, thực hiện chính sách của các Bộ: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT, đặc biệt là: Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, quy định Gói dịch vụ y tế cơ bản do BHYT chi trả, ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT; trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc lập danh sách để cấp thẻ BHYT cho các đối tượng quy định trong Luật, lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ đồng thời với việc cấp giấy khai sinh.
11. Về mức lương tính các chế độ BHYT
     Dùng cụm từ mức lương cơ sở thay cho cụm từ mức lương tối thiểu, quy định cụ thể mức lương áp dụng tính cho các trường hợp BHYT để phù hợp hơn với quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan và tạo sự thống nhất khi tính BHYT trong các trường hợp.
Luật có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung, trong đó có những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung  mang tính đột phá mạnh mẽ để khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật BHYT năm 2008, tạo cơ chế pháp lý để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân.

     Bạn có thể tham khảo >>> Luật bảo hiểm y tế mới nhất 2016 

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178