Quyền thừa kế đất đai của cháu người để lại di sản
09:50 06/08/2017
Quyền thừa kế đất đai của cháu người để lại di sản. Hai vợ chồng ông nội tôi sinh sống trên mảnh đất mà chính hai vợ chồng ông nội mua. Năm 1982, bà nội mất
- Quyền thừa kế đất đai của cháu người để lại di sản
- quyền thừa kế đất đai
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUYỀN THỪA KẾ ĐẤT ĐAI
Câu hỏi của bạn:
Xin kính chào Luật sư, gia đình nhà tôi có vướng mắc về thừa kế đất đai xin Luật sư tư vấn giúp. Hai vợ chồng ông nội tôi sinh sống trên mảnh đất mà chính hai vợ chồng ông nội mua. Năm 1982, bà nội mất không để lại di chúc (hai ông bà tôi sinh được 4 người con là 2 trai và 2 gái). Đến năm 1991, cả gia đình nhà tôi chuyển từ V về nhập vào hộ khẩu cùng với ông nội tôi (bố tối là con trai út). Từ lúc bà mất đến năm 2004, các con không có ý kiến gì và không có biên bản họp công nhận tải sản của bà là tài sản chung, cũng trong năm 2004 ông tôi viết di chúc (có bản gốc chứng thực của xã) cho tôi. Vậy tôi xin hỏi Luật sư trường hợp của nhà tôi thì liệu tôi có được toàn phần mảnh đất đó hay không hoặc được bao nhiêu phần trăm trong mảnh đất đó xin Luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
-
Quyền thừa kế đất đai khi người mất không để lại di chúc
Như bạn trình bày thì đây là mảnh đất do ông bà bạn mua nhưng vì chúng tôi không biết đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa, giấy tờ do ai đứng tên nên tư vấn cho gia đình bạn 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Đối với đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu mang tên chủ sở hữu là ông bà bạn thì đây được coi là tài sản chung của ông bà, việc định đoạt mảnh đất cần sự đồng ý của cả hai người.
Khi bà bạn mất đi thì ½ mảnh đất thuộc sở hữu của bà bạn là di sản thừa kế, đồng nghĩa với việc ông bạn chỉ có quyền đối với ½ mảnh đất còn lại. Theo quy định tại Điều 650 BLDS về những trường hợp thừa kế theo pháp luật, theo đó thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
- Không có di chúc.
- Di chúc không hợp pháp.
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Bà nội bạn mất không để lại di chúc nên di sản sẽ được phân chia theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo đó, ông nội bạn cùng 4 người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng phần di sản bằng nhau khi phân chia, mỗi phần tương đương là 1/10 mảnh đất.
Trường hợp 2: Đối với đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu theo hộ gia đình thì chủ sở hữu là hộ gia đình.
Theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định trong sổ có ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ, tên, năm sinh của chủ hộ gia đình, số sổ hộ khẩu, ngày cấp sổ hộ khẩu, địa chỉ nơi đăng ký thường trú của hộ gia đình. Việc định đoạt mảnh đất của hộ gia đình phải được các thành viên trong hộ gia đình đồng ý, bao gồm cả những thành viên dưới 15 tuổi (nếu có), tuy nhiên những thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên trong hộ gia đình mới phải ký vào văn bản chuyển nhượng. Như vậy, bà bạn cũng như ông bạn sẽ có quyền định đoạt đối với một phần đất trong này chứ không phải là toàn bộ đất. Phần di sản bà bạn để lại được phân chia tương tự như đối với trường hợp 1.
-
Quyền thừa kế đất đai của cháu người để lại di sản
Về việc ông bạn viết di chúc để lại toàn bộ mảnh đất này là không đúng với quy định, vì ông bạn không có quyền định đoạt đối với toàn bộ mảnh đất. Quyền thừa kế đất đai của bạn trong trường hợp này được đặt ra khi ông bạn để lại di chúc hợp pháp và nội dung di chúc ghi nhận để lại phần tài sản của ông cho bạn.
Như phần 1 chúng tôi đã phân tích, ngoài ông bạn thì còn 4 người con là những người thuộc diện hưởng di sản. Khi đó, ông bạn sẽ có ½ mảnh đất tài sản riêng cộng 1/10 mảnh đất được thừa kế, tổng là 3/5 mảnh đất. Nếu ông bạn để lại di chúc ghi nhận cho bạn toàn bộ tài sản thì bạn sẽ được hưởng 3/5 mảnh đất. Bạn được hưởng toàn bộ mảnh đất khi 4 người con của bà bạn từ chối nhận di sản và đồng ý để lại cho bạn.
Bên cạnh đó, khi mảnh đất là tài sản của hộ gia đình thì những người có tên trong sổ hộ khẩu lúc được cấp sổ đỏ cũng là một trong những người có quyền định đoạt đối với mảnh đất. Phần quyền của bạn cũng sẽ phụ thuộc vào số lượng những người có quyền định đoạt mảnh đất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Có được chuyển đổi từ sổ xanh sang sổ đỏ khi bố mẹ qua đời?
- Con dâu có quyền đòi chia di sản thừa kế của bố mẹ chồng không?
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;