Quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn
11:19 19/07/2019
Quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Ngày 16/03/1999 Tôi được công ty ký hợp đồng lao động chính thức (01 năm)....
- Quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUYỀN LỢI KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG KHÔNG XÁC ĐỊNH THỜI HẠN
Câu hỏi của bạn:
Ngày 16/03/1999 Tôi được công ty ký hợp đồng lao động chính thức (01 năm) sau 03 tháng thử việc và 03 tháng ký hợp đồng lao động ngắn hạn, đến ngày 16/03/2000 thì ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trong thời gian công tác đơn vị đều tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN... đầy đủ. Dự định đến 31/03/2017 Tôi làm đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động, vậy Công ty tư vấn giúp tôi về các chế độ quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng (tiền trợ cấp thất nghiệp, tiền thâm niên công tác...), các phương thức nhận trợ cấp một lần hoặc tiếp tục đóng BHXH để được hưởng lương hưu như thế nào? Nếu đóng tiếp BHYT thì đóng ở đâu? Các thủ tục giấy tờ và các bước tiếp theo...
Xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
- Luật việc làm 2013
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
Nội dung tư vấn : Khoản 1, 2 Điều 3 Bộ luật lao động quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì bạn cần phải xem xét việc bạn chấm dứt hợp đồng lao động đó có đúng với quy định pháp luật không?
Với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì nghĩa vụ bạn cần làm căn cứ theo điều 43 Bộ luật lao động 2012:
Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
"1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này."
Với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn của bạn đúng với quy định pháp luật thì bạn cần chú ý đến thời gian thông báo trước theo khoản 3 điều 37 Bộ luật lao động 2012:
"3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này."
Và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào thì doanh nghiệp bạn cũng phải có trách nhiệm căn cứ theo điều 47 Bộ luật lao động 2012:
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
"1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán."
Quyền lợi của bạn khi chấm dứt hợp đồng lao động:
Trợ cấp thôi việc căn cứ theo điều 48 Bộ luật lao động 2012:
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
"1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc."
Vậy thời gian làm việc của bạn để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian bạn làm việc thực tế cho doanh nghiệp trừ đi thời gian mà bạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Và khoảng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, nếu khi nghỉ việc bạn chưa có việc làm bạn có thể làm giấy tờ hồ sơ nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Về vấn đề hồ sơ điều kiện hưởng bạn có thể tham khảo bài viết :
Thủ tục và hồ sơ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Còn về vấn đề bảo hiểm xã hội: Nếu như bạn không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì bạn có thể nhận bảo hiểm xã hội một lần. Bạn có thể tham khảo bài viết
Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định pháp luật
Nên nhận bảo hiểm xã hội một lần hay đóng tiếp để hưởng lương hưu
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội một lần để hưởng lương hưu
Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần hay tiếp tuc đóng để hưởng lương hưu.
Còn về vấn đề BHYT, nếu như bạn đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì bên trung tập dịch vụ việc làm sẽ cấp cho bạn thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian bạn hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình, bạn có thể tham khảo bài viết :
Trình tự thủ tục tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện lần đầu
Trên đây là tất cả các quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động mà bạn sẽ được hưởng.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: