• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quyền im lặng - hay còn gọi là quyền Miranda là một thuật ngữ pháp lý khá phổ biến trong luật tố tụng của nhiều nước trên thế giới như; Mỹ, Anh, Đức...

  • Quyền im lặng của bị can bị cáo được quy định trong BLTTHS
  • Quyền im lặng của bị can bị cáo
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Quyền im lặng của bị can bị cáo

Câu hỏi về quyền im lặng của bị can bị cáo

     Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.

     Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Bị can, Bị cáo có quyền im lặng hay không?

Câu trả lời về quyền im lặng của bị can bị cáo

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quyền im lặng của bị can bị cáo, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quyền im lặng của bị can bị cáo như sau:

1. Cơ sở pháp lý về quyền im lặng của bị can bị cáo

2. Nội dung tư vấn về quyền im lặng của bị can bị cáo

     Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “quy định về quyền im lặng của bị can bị cáo trong Bộ luật tốt tụng hình sự năm 2015?”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Quyền im lặng là gì?

     Quyền im lặng - hay còn gọi là quyền Miranda là một thuật ngữ pháp lý khá phổ biến trong luật tố tụng của nhiều nước trên thế giới như; Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản...

     Về bản chất đây là quyền của người bị buộc tội trong một vụ án hình sự, họ có quyền giữ im lặng, không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hay tự nhận mình có tội. Chính vì vậy mà câu nói: "Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi và mời luật sư. Bất cứ điều gì anh nói lúc này cũng có thể sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa” đã trở thành câu nói kinh điển của quyền im lặng.

     Về nguồn gốc lịch sử của quyền im lặng thì đến nay vẫn còn nhiều bàn cãi, có quan điểm cho rằng quyền im lặng được bặt nguồn từ một án lệ của Mỹ. Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng quyền im lặng được bắt nguồn ở Anh vào thế kỷ 16. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia pháp lý thì Quyền im lặng được cho là bắt nguồn từ “cảnh báo Miranda” trong luật pháp Mỹ.

     Quyền im lặng được pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới ghi nhận. Điển hình như Chỉ thị 2012/13/EU của Quốc hội Âu Châu ghi rõ là: nhà cầm quyền phải thông báo ngay lập tức cho những người bị tình nghi, bị buộc tội, bằng lời nói hay qua giấy tờ với ngôn từ đơn giản và dễ hiểu về quyền im lặng không phải khai báo của họ. Thông báo phải xảy ra vào đúng thời điểm, để nghi phạm, hay người bị buộc tội có thể ứng dụng quyền này. Chỉ thị này phải được đưa vào luật quốc gia trong các nước Liên minh châu Âu trễ lắm là ngày 2 tháng 6 năm 2014.

     Hay tại Đức theo điều 136 của luật tố tụng hình sự quy định: trước khi hỏi cung một người bị tình nghi, về một vi phạm, hay tội phạm của người đó, thì phải loan báo là, "theo luật anh ta được tự do trình bày hay không về những cáo buộc" nhất là khi những lời khai buộc mình có tội và bất cứ lúc nào, cả trước khi hỏi cung, được quyền tham khảo một luật sư theo sự lựa chọn. 

     Tại Pháp, luật về suy đoán vô tội và tăng quyền của nạn nhân ban hành ngày 15/6/2000 có quy định: "Luật sư có quyền tham gia ngày từ giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, tức là ngay khi bị can bị bắt giữ, bị tạm giam. Bị can có quyền giữ im lặng cho đến khi chó mặt luật sư"

     Tại Châu Á, quyền im lặng được thể hiện rất rõ nét trong hiến pháp của Nhật Bản theo đó: “không ai bị giam giữ nếu không được thông báo tội trạng và không có luật sư bênh vực”

     Theo các chuyên gia cho rằng, quyền im lặng là một phương tiện quan trọng để hạn chế bức cung, nhục hình - nguyên nhân dẫn đến oan sai trong tố tụng hình sự. Theo quyền này, một công dân được mặc định là vô tội cho đến khi các cơ quan pháp luật chứng minh được người đó có tội. [caption id="attachment_157298" align="aligncenter" width="336"]Quyền im lặng của bị can bị cáo Quyền im lặng của bị can bị cáo[/caption]

2.2. Quyền im lặng của Bị can, bị cáo được quy định thế nào trong pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam

     Mặc dù quyền im lặng là một trong những quyền tiến bộ của nhân loại, được pháp luật của nhiều nước trên thế giới thừa nhận từ rất lâu. Tuy nhiên quyền này chỉ mới được xuất hiện gián tiếp trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

     Theo đó bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 theo Nghị quyết số 144/201/QH13, được ban hành với rất nhiều điểm mới, sửa đổi, bổ sung một cách căn bản và toàn diện mà một trong những sửa đổi mang tính đột phá là ghi nhận gián tiếp quyền im lặng của bị can, bị cáo.

     Theo đó tại điểm d khoản 2 điều 60 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về quyền của bị can như sau:

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

     Còn tại điểm h khoản h khoản 2 điều 61 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về quyền của bị cáo như sau:

h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

     Tuy trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ tập chung đi sâu, phân tích quyền im lặng của bị can, bị cái, nhưng cũng cần phải nói thêm rằng ngoài quyền im lặng của bị can, bị cáo bộ luật tố tụng hình sự còn quy định quyền im lặng của người bị tạm giữ, theo đó tại diểm c, khoản 2, Điều 59 quy định người bị tạm giữ có quyền 

c. Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.

  • Về nội hàm của quyền im lặng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:

     Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 đã cụ thể hóa một số nguyên tắc cơ bản thực thi quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp 2013 như nguyên tắc “Suy đoán vô tội” (Điều 13), “Xác định sự thật của vụ án” (Điều 15), “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự” (Điều 16), “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (Điều 26). Tuy nhiên cũng có thể thấy rõ khái niệm về Quyền im lặng không được quy định cụ thể mà chỉ có nội hàm ẩn chứa trong một số quy định.

     Theo đó xuất phát từ nguyên tắc trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà người bị buộc tội, bị can hay bị cáo sẽ không buộc phải chứng minh là mình vô tội hoặc sẽ không buộc phải nhận là mình có tội, do đó họ sẽ có quyền không khai báo . Cũng cần phải lưu ý rằng quyền im lặng sẽ không loại trừ quyền khai báo của người bị buộc tội, bị can, bị cáo do đó người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo có quyền khai báo sau những tình tiết có lợi cho mình (nêu như đây là những tình tiết khách quan) khi được giải thích về quyền im lặng. Việc nhận tội của bị can, bị cáo sẽ luôn được xem là tình tiết giảm nhẹ trong quyết định hình phạt đối với bị cáo

     Tóm lại, quyền im lặng là một trong những quyền tiến bộ được ghi nhận gián tiếp trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Quy định này sẽ hạn chế tình trạng bức cung, nhục hình - nguyên nhân dẫn đến oan sai trong tố tụng hình sự, đồng thời cũng sẽ góp phần hiệu quả trong việc bảo vệ quyền của bị can , bị cáo trong quá trình tham gia tố tụng

Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Quyền im lặng của bị can bị cáo, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

     Chuyên viên: An Dương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178