Quy định về mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án của pháp nhân
08:30 19/05/2019
Tiền nộp để bảo đảm thi hành án (tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền và tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường)
- Quy định về mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án của pháp nhân
- Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án của pháp nhân
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án của pháp nhân
Câu hỏi về mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án của pháp nhân
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án của pháp nhân là bao nhiêu
Câu trả lời về mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án của pháp nhân
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án của pháp nhân, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án của pháp nhân như sau:
1. Cơ sở pháp lý về mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án của pháp nhân
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- Nghị định số 115/2017/NĐ-CP quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp.
2. Nội dung tư vấn về mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án của pháp nhân
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng bạn đang thắc mắc vấn đề là: “mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án của pháp nhân”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan chúng tôi xin được tư vấn như sau:
2.1. Pháp nhân bị nộp tiền để bảo đảm thi hành án khi nào?
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân như sau:
Điều 436. Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân
1. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau đây đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử:
a) Kê biên tài sản liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
b) Phong tỏa tài khoản của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
c) Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
d) Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.
2. Thời hạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử.
Hiểu một cách chung nhất thì biện pháp cưỡng chế là: "biện pháp bắt buộc cá nhân hay tổ chức phải thực hiện một nghĩa vụ, trách nhiệm theo quyết định đã có hiệu lực của một cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo những trình tự, thủ tục được pháp luật quy định."
Theo quy định tại điều 436 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì pháp nhân có thể sẽ bị áp dụng một trong số các biện pháp sau đây:
- Kê biên tài sản liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
- Phong tỏa tài khoản của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
- Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
- Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.
Như vậy với các quy định trên ta có thể suy ra tiền nộp để bảo đảm thi hành án gồm:
- Tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền
- Tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường.
Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án của pháp nhân
2.2. Quy định về mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án
A. Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức phạt tiền cao nhất quy định tại điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại.
B. Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
- Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp có quy định mức thiệt hại:
Nếu điều khoản được áp dụng, để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức thiệt hại cao nhất về tài sản quy định tại điều khoản đó;
- Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp không có quy định mức thiệt hại:
Nếu trong điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại không có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì tùy từng trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng đang giải quyết vụ án có thể áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để xác định mức thiệt hại làm cơ sở cho việc quyết định mức tiền cụ thể mà pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường. Mức tiền nộp được quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không cao hơn mức thiệt hại thực tế đã được xác định. Một lưu ý là Tiền được nộp để bảo đảm thi hành án là tiền Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ thuộc sở hữu hợp pháp của pháp nhân thương mại bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
Tóm lại, Tiền nộp để bảo đảm thi hành án bao gồm: tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền và tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường. Việc nộp tiền để bảo đảm thi hành án phạt tiền và tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường sẽ phụ thuộc vào việc điều luật cụ thể có quy định định hay không từ đó mà xác định được mức tiền mà pháp nhân phải nộp; trong trường hợp điều luật không quy định thì các CQTHTT sẽ áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để xác định mức thiệt hại làm cơ sở cho việc quyết định mức tiền cụ thể.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự
- Quy định về phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn
Để được tư vấn chi tiết về Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án của pháp nhân, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: An Dương