Quy định về kê biên tài sản đối với pháp nhân của BLTTHS
17:39 21/05/2019
Kê biên tài sản là một trong các biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố hay xét xử
- Quy định về kê biên tài sản đối với pháp nhân của BLTTHS
- Quy định về kê biên tài sản đối với pháp nhân
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quy định về kê biên tài sản đối với pháp nhân
Câu hỏi về quy định về kê biên tài sản đối với pháp nhân
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được áp dụng đối với pháp nhân như thế nào?
Câu trả lời về quy định về kê biên tài sản đối với pháp nhân
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quy định về kê biên tài sản đối với pháp nhân, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quy định về kê biên tài sản đối với pháp nhân như sau:
1. Cơ sở pháp lý về quy định về kê biên tài sản đối với pháp nhân
2. Nội dung tư vấn về quy định về kê biên tài sản đối với pháp nhân
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “quy định về kê biên tài sản đối với pháp nhân”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của pháp nhân
Tại điều 437 của Bộ luât tố tụng hình sự năm 2015 quy định về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của pháp nhân như sau:
Điều 437. Kê biên tài sản
1. Kê biên tài sản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
2. Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho người đứng đầu pháp nhân có trách nhiệm bảo quản; nếu để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
3. Khi kê biên tài sản của pháp nhân phải có mặt những người sau:
a) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
b) Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi pháp nhân có tài sản bị kê biên;
c) Người chứng kiến.
4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục kê biên tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 128 của Bộ luật này.
Như vậy theo quy định trên thì biện pháp kê biên tài sản được áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, Kê biên tài sản áp dụng đối với pháp nhân phạm khi pháp nhân này thực hiện một hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự quy định
Thứ hai, Kê biên tài sản được chỉ được áp dụng khi pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
Thứ ba, Kê biên tài sản chỉ được áp dụng khi pháp nhân thương mại phạm một tội mà tội danh đó có hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
Một lưu ý là Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho người đứng đầu pháp nhân có trách nhiệm bảo quản; nếu để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, khi kê biên tài sản của pháp nhân phải có mặt những người sau:
- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
- Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi pháp nhân có tài sản bị kê biên;
- Người chứng kiến.
2.2. Thẩm quyền áo dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của pháp nhân
Như đã biết, kê biên tài sản có thể được áp dụng đối với pháp nhân khi bị khởi tố, điều tra, truy tố hoặc xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định. Do vậy tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của pháp nhân được xác định như sau:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Tuy nhiên quyết định kê biên tài sản của những người này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp;
- Hội đồng xét xử.
2.3. Trình tự, thủ tục kê biên tài sản
Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật tố tụng hình sự, đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của những người quy định tại điểm a khoản này liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho người được quy định tại điểm a khoản này sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
Một lưu ý là chỉ được kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại, khi tiến hành kê biên phải có mặt đầy đủ người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi pháp nhân có tài sản bị kê biên và người chứng kiến
Tóm lại, Kê biên tài sản là một trong các biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố hay xét xử. Về bản chất biện pháp này được áp dụng là nhằm đảm bảo cho viện thi hành án đồng thời sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án được diễn ra theo đúng quy định của pháp luật.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định của BLHS 2015
- Xóa án tích của người dưới 18 tuổi được quy định thế nào?
Để được tư vấn chi tiết về Quy định về kê biên tài sản đối với pháp nhân quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: An Dương