• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hoạt động đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp. Điều 8 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về tuyển sinh đào tạo thường xuyên như sau:

  • Hoạt động đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp
  • đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Câu hỏi của bạn về đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp:  

     Hoạt động đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp.

Câu trả lời của Luật sư về đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp:

     Chào bạn. Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp như sau:

1. Căn cứ pháp lý về đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp:

2. Nội dung tư vấn về đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp

Đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành của một chương trình đào tạo hoặc một mô - đun đào tạo theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc kiến thức, kỹ năng thực hành của một nghề hoặc một số công việc của nghề, do học viên lựa chọn nội dung học, thời gian, địa điểm học và giáo viên, người dạy nghề trực tiếp giảng dạy. Quá trình đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về vấn đề này.

2.1. Tuyển sinh đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp

     Điều 8 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về tuyển sinh đào tạo thường xuyên như sau:

  • Đối tượng tuyển sinh: Người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

     Trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề.

  • Hình thức tuyển sinh: xét tuyển và được thực hiện nhiều lần trong năm.
  • Hồ sơ, thủ tục tuyển sinh do người đứng đầu cơ sở đào tạo quy định.

2.2. Thời gian và kế hoạch đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp

     Điều 9 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian và kế hoạch đào tạo như sau:

     Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, gồm: thời gian thực học kiến thức nghề, kỹ năng mềm; thời gian thực học thực hành nghề; thời gian kiểm tra trước, trong quá trình đào tạo, kiểm tra kết thúc khóa học; trong đó thời gian thực học thực hành nghề tối thiểu chiếm 80% tổng thời gian khóa học.

     Việc bố trí thời gian thực học được thực hiện linh hoạt trong ngày; trong tuần (ngày làm việc hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ) theo yêu cầu của học viên và được cụ thể trong kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học. Thời gian học mỗi buổi tối đa là 05 giờ và thời gian học trong một ngày tối đa là 08 giờ.

     Kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học được xây dựng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học viên, đặc điểm của vùng, miền và phải bảo đảm thực hiện nội dung chương trình đào tạo. [caption id="attachment_127242" align="aligncenter" width="428"]đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp Đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp[/caption]

2.3. Chương trình đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp

     Đào tạo thường xuyên được thực hiện với các chương trình sau đây:

  • Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;
  • Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề;
  • Chương trình chuyển giao công nghệ;
  • Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;
  • Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên.

     Chương trình đào tạo thường xuyên phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp, theo đó các yêu cầu được chia theo loại chương trình đào tạo thường xuyên như sau:

  • Chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 34 Luật Giáo dục nghề nghiệp, cụ thể:

     * Thể hiện được mục tiêu đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô-đun, tín chỉ, môn học, từng chuyên ngành hoặc từng nghề và từng trình độ;

     * Bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; phân bố hợp lý thời gian giữa các khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân;

     * Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

  • Các chương trình đào tạo thường xuyên còn lại phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề đã học, nâng cao khả năng lao động, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, lớp đào tạo nghề thực hiện các chương trình đào tạo này tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc tổ chức lựa chọn chương trình đào tạo cho mình.

2.4. Văn bằng, chứng chỉ trong đào tạo thường xuyên

     Đối với chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên, việc kiểm tra, thi và cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như sau:

  • Người học học hết chương trình đào tạo trình độ sơ cấp có đủ điều kiện thì được kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động đào tạo nghề nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp;
  • Học sinh học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc học sinh học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trung cấp;
  • Sinh viên học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc sinh viên học theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ nếu tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ theo quy định thì được hiệu trưởng trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.

     Đối với các chương trình đào tạo thường xuyên còn lại áp dụng hình thức kiểm tra hoặc thi khi kết thúc mô-đun, môn học, chương trình tùy thuộc vào từng chương trình, do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, người đứng đầu tổ chức, cá nhân mở lớp đào tạo nghề quyết định. Người học học hết chương trình đào tạo thường xuyên này được người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, lớp đào tạo nghề cấp chứng chỉ đào tạo. Chứng chỉ đào tạo phải ghi rõ nội dung đào tạo, thời gian khóa học.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về đào tạo thường xuyên trong giáo dục nghề nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178