Quy định về hoạt động đại diện cho thương nhân
16:08 15/01/2020
Hoạt động trung gian thương mại: đại diện cho thương nhân, chủ thể, hợp đồng, phạm vi và thời hạn đại diện cho thương nhân
- Quy định về hoạt động đại diện cho thương nhân
- Hoạt động đại diện cho thương nhân
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Hoạt động đại diện cho thương nhân
Câu hỏi của bạn về hoạt động đại diện cho thương nhân:
Kính gửi Luật sư!
Tôi nhờ Luật sư tư vấn cho tôi quy định của pháp luật về hoạt động trung gian thương mại: đại diện cho thương nhân?
Tôi xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về hoạt động đại diện cho thương nhân:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hoạt động đại diện cho thương nhân, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hoạt động đại diện cho thương nhân như sau:
1. Cơ sở pháp lý về hoạt động đại diện cho thương nhân:
2. Nội dung tư vấn về hoạt động đại diện cho thương nhân:
Điều 141, Luật thương mại 2005 quy định:
“Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện”.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, đại diện là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Đại diện được phân thành hai loại, đó là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Do đó, có thể thấy rằng, đại diện cho thương nhân là một dạng của đại diện theo ủy quyền được thực hiện trong hoạt động thương mại. [caption id="attachment_146747" align="aligncenter" width="409"] Hoạt động đại diện cho thương nhân[/caption]
2.1. Chủ thể tham gia hoạt động đại diện cho thương nhân:
Hoạt động đại diện cho thương nhân liên quan tới 3 chủ thể: bên giao đại diện, bên đại diện và bên thứ ba (có thể là một hoặc một số người).
Bên giao đại diện: Là thương nhân, có quyền thực hiện hoạt động thương mại cụ thể: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trong hoạt động đại diện cho thương nhân, bên giao đại diện không tự mình thực hiện hoạt động thương mại mà nhờ bên đại diện thực hiện. Đồng thời phải trả phí cho bên đại diện. Bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm về các cam kết do bên đại diện thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
Bên đại diện: Là thương nhân có đủ tư cách thương nhân gồm: tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Bên đại diện sẽ nhân danh chính mình nhưng trong quan hệ với bên thứ ba thì họ sẽ nhân danh bên giao đại diện, chứ không nhân danh chính mình. Do đó, trong phạm vi ủy quyền, bên đại diện được giao dịch với bên thứ ba và mọi hành vi do bên đại diện thực hiện trực tiếp mang lại hậu quả pháp lý cho bên giao đại diện.
2.2. Hợp đồng đại diện cho thương nhân:
Điều 142, Luật thương mại 2005 quy định:
“Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.
Cũng như quan hệ đại diện theo ủy quyền phát sinh trên cơ sở hợp đồng ủy quyền, hợp đồng đại diện cho thương nhân chính là cơ sở để phát sinh quan hệ đại diện cho thương nhân. Hợp đồng đại diện cho thương nhân bắt buộc phải lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thảo thuận. Quan hệ đại diện cho thương nhân có căn cứ phát sinh từ hợp đồng đại diện cho thương nhân nên quyền và nghĩa vụ dang cho các bên trong quan hệ này tức là bên đại diện và bên giao đại diện được xác định thông qua các điều khoản của hợp đồng. Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, các bên còn có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
2.3. Phạm vi và thời hạn đại diện cho thương nhân:
Phạm vi đại diện có thể là một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.
Thời hạn đại diện được quy định tại Điều 144, Luật thương mại 2005. Theo đó, thời hạn đại diện do các bên thoả thuận. Đối với trường hợp:
- Không có thoả thuận: thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng.
- Hai bên có thoả thuận khác: nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng.
- Thời hạn đại diện chấm dứt theo yêu cầu của bên đại diện: bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thoả thuận khác.
Kết luận: Đại diện cho thương nhân là một trong các loại hình dịch vụ trung gian thương mại, vì vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm chung của các loại hình trung gian thương mại. Trong hoạt động kinh doanh, thương nhân sẽ kinh doanh có hiệu quả hơn nếu biết sử dụng dịch vụ trung gian thương mại nói chung và dịch vụ đại diện cho thương nhân nói riêng một các hợp lý. Các dịch vụ trung gian thương mại thực tế đã mang lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế cũng như cho các chủ thể kinh doanh.
Bài viết tham khảo:
- Đại diện thương mại và môi giới thương mại theo quy định của pháp luật hiện nay
- Đại diện cho thương nhân được quy định như thế nào?
Để được tư vấn chi tiết về hoạt động đại diện cho thương nhân, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Huyền Trang