Quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
15:02 01/08/2024
Giới hạn của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được hiểu là phạm vi giới hạn, khuôn khổ nhất định mà Tòa án không được xét xử ...
- Quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
- Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Câu hỏi về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Tòa án có thể xét xử về tội danh khác nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã tuy tố hay không?
Câu trả lời về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau:
Cơ sở pháp lý về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Nội dung tư vấn về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện nay ta có thể hiểu giới hạn của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được hiểu là phạm vi giới hạn, khuôn khổ nhất định mà Toà án trong quá trình xét xử vụ án hình sự sơ thẩm và việc ra phán quyết không thể hoặc không được vượt qua giới hạn đó.
Quy định giới hạn xét xử trong pháp luật tố tụng hình sự có mục đích nhằm đảm bảo tính định hướng cho hoạt động tố tụng của các chủ thể tiến hành tố tụng, các chủ thể tham gia tố tụng ở giai đoạn xét xử, đặc biệt là xác định giới hạn cho Toà án trong việc thực hiện quyền hạn của mình trong quá trình giải quyết vụ án; tránh tình trạng lạm quyền, vượt quyền, trái quyền gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể tham gia tố tụng.
Mặt khác, quy định về giới hạn xét xử còn nhằm bảo đảm cho bị cáo và người bào chữa có thể chủ động chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ để tranh tụng với quan điểm buộc tội của Viện kiểm sát.
2. Quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Theo quy định tại điều 298 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về giới hạn của việc xét xử như sau:
Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.
Như vậy, theo quy định trên thì Tòa án chỉ được xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Quy định này sẽ đảm bảo cho việc Tòa án không được xét xử người và những hành vi mà Viện kiểm sát không truy tố. Nếu qua xét xử, Tòa án phát hiện còn có người khác phạm tội hoặc tội phạm khác của bị cáo chưa được truy tố thì Tòa án có thể ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm mới và giao cho Viện kiểm sát quyết định điều tra.
Tuy nhiên qua việc xét xử thì Tòa án vẫn có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó
Tóm lại, Quy định giới hạn xét xử là một trong những quy định đặc biệt quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự, nó giúp cho hoạt động tố tụng diễn ra một cách linh hoạt và đúng pháp luật. Với câu hỏi: "Tòa án có thể xét xử về tội danh khác nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã tuy tố hay không?".
Căn cứ vào quy định vào điều 298 BLTTHS ta có thể khẳng định Tòa án vẫn có thể xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố nếu như Tòa án đã trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để truy tố lại và đã thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết nhưng Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của BLTTHS 2015
- Quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự
- Quy định về phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn
Hỗ trợ về nội dung bài viết.
Nếu bạn còn những thắc mắc chưa hiểu hết về bài viết, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, giải đáp những câu hỏi của bạn.
Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
+ Tư vấn miễn phí qua tổng đài gọi: 19006500
+ Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
+ Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của quý khách dành cho chúng tôi!