Quy định về giao dịch dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2015
16:08 22/12/2017
Giao dịch dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2015: Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự,
- Quy định về giao dịch dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2015
- giao dịch dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2015
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Kiến thức của bạn:
Quy định về giao dịch dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2015
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Bộ luật dân sự 2015 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. Đây là văn bản pháp luật có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cuộc sống hàng ngày của con người như quan hệ mua bán, trao đổi, thừa kế, …
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự và được quy định tại Chương VIII Bộ luật dân sự năm 2015, bao gồm các quy định về điều kiện có hiệu lực, mục đích, hình thức giao dịch dân sự, việc giải thích giao dịch dân sự, các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.
1. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự
Hình thức của giao dịch dân sự là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của những nội dung của nó dưới một dạng vật chất hữu hình nhất định. [caption id="attachment_66792" align="aligncenter" width="340"] giao dịch dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2015[/caption]
Giao dịch dân sự được thể hiện qua một trong các hình thức sau:
- Lời nói;
- Văn bản;
- Hành vi.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
3. Giao dịch dân sự có điều kiện
Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.
4. Giải thích giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:
- Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;
- Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;
Chú ý trường hợp ngoại lệ đối với việc giải thích hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 404 ; việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 648 Bộ luật Dân sự 2015
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu trong Bộ luật dân sự 2015
- Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo quy định của BLDS
Để được tư vấn chi tiết về giao dịch dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2015, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.