Quy định về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh
14:03 28/03/2019
Quy định về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh - Luật Toàn Quốc; biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh; bảo lĩnh là gì, quy định về bảo lĩnh
- Quy định về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh
- Biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh
Câu hỏi của bạn về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh
Kính gửi luật sư! Xin hỏi luật sư về vấn đề sau: Tôi muốn hỏi về quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh và thẩm quyền áp dụng biện pháp đó. Tôi rất mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh và thẩm quyền áp dụng biện pháp đó, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:
1. Căn cứ pháp lý về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh
2. Nội dung tư vấn về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án. Theo yêu cầu tư vấn của bạn hỏi về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh và thẩm quyền áp dụng biện pháp đó. Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
2.1 Quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh.
Các biện pháp ngăn chặn bao gồm: Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Bảo lĩnh là một trong những biện pháp ngăn chặn. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2.1.1 Chủ thể nhận bảo lĩnh.
Khoản 2 điều 121 bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về chủ thể nhận bảo lĩnh như sau:"Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập"
Như vậy, theo quy định trên thì có hai chủ thể có thể đứng ra nhận bảo lĩnh là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Tuy nhiên mỗi chủ thể thì lại có điều kiện riêng để nhận bảo lĩnh, không phải mọi cơ quan tổ chức hay cá nhân đều có thể nhận bảo lĩnh. Đối với cơ quan, tổ chức thì người được bảo lĩnh phải là người của cơ quan, tổ chức đó. Đối với cá nhân thì người nhận bảo lĩnh phải đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chính chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh. Ngoài ra người được bảo lĩnh phải là người thân thích của cá nhân đó và phải có ít nhất 2 cá nhân cùng nhận bảo lĩnh. Cơ quan, tổ chức và cá nhân đứng ra nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan.
Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.