• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định về biện pháp đặt tiền để bảo đảm - Luật Toàn Quốc; biện pháp đặt tiền để bảo đảm; biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm

  • Quy định về biện pháp đặt tiền để bảo đảm
  • Biện pháp đặt tiền để bảo đảm
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Biện pháp đặt tiền để bảo đảm

Câu hỏi của bạn về biện pháp đặt tiền để bảo đảm

    Kính gửi luật sư! Xin hỏi luật sư về vấn đề sau: Tôi muốn hỏi về quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm và thẩm quyền áp dụng biện pháp đó. Tôi rất mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn! 

Câu trả lời của luật sư về biện pháp đặt tiền để bảo đảm

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm và thẩm quyền áp dụng biện pháp đó, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau: 

1. Căn cứ pháp lý về biện pháp đặt tiền để bảo đảm

2. Nội dung tư vấn về biện pháp đặt tiền để bảo đảm

    Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án. Theo yêu cầu tư vấn của bạn hỏi về biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm và thẩm quyền áp dụng biện pháp đó. Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

2.1 Quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 về biện pháp đặt tiền để bảo đảm

     Các biện pháp ngăn chặn bao gồm: Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Đặt tiền để bảo đảm là một trong những biện pháp ngăn chặn. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

2.1.1 Chủ thể đặt tiền để bảo đảm

     Quan hệ đặt tiền để bảo đảm có thể có 02 hoặc 03 chủ thể: có thể chỉ có bị can, bị cáo với cơ quan tiến hành tố tụng hoặc có thể có thêm người thân thích của bị can, bị cáo trong trường hợp người thân thích nhận đặt tiền hoặc tài sản thay cho bị cáo.      Khoản 19 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về người thân thích như sau:

"Người thân thích của người tham gia tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.."

     Như vậy, theo quy định trên thì người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng và quan hệ huyết thống.

     Người thân thích của bị can, bị cáo được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chấp nhận cho đặt tiền để bảo đảm phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 điều 122 bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, nếu vi phạm thì số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Khi làm giấy cam đoan, người này được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến bị can, bị cáo. [caption id="attachment_153788" align="aligncenter" width="311"]Biện pháp đặt tiền để bảo đảm          Biện pháp đặt tiền để bảo đảm[/caption]

2.1.2 Nghĩa vụ khi được đặt tiền để bảo đảm
     Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
  • Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
  • Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
  • Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
     Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định trên thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. 2.1.3 Thời hạn đặt tiền để đảm bảo.      Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt.

2.2 Thẩm quyền áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.

   Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm được quy định tại khoản 1 điều 113 bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 như sau:
"a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử."
     Theo quy định trên thì Thủ trưởng, Phó thủ trường Cơ quan điều tra có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm tuy nhiên phải được Viện kiểm sát cấp phê chuẩn. Đối với Viện trưởng, Viện phó Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp, Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự thì có thể ra quyết định đặt tiền để bảo đảm mà không cần phê chuẩn. Ngoài những chủ thể trên thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng có thẩm quyền ra quyết định này.       Kết luận: Đặt tiền để bảo đảm là một trong những biện pháp ngăn chặn. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho bị can, bị cáo hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm. Thủ trưởng, Phó thủ trường Cơ quan điều tra có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tuy nhiên phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. Đối với Viện trưởng, Viện phó Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp, Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự, chủ tọa phiên tòa thì có thể ra lệnh, quyết định áp dụng mà không cần phê chuẩn.      Trên đây là tư vấn của công ty Luật Toàn Quốc về câu hỏi của bạn: quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm và chủ thể có quyền áp dụng.     Bài viết tham khảo:      Để được tư vấn chi tiết về quy định về biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên: Đình Mạnh
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178