Biện pháp cưỡng chế
Câu hỏi của bạn về biện pháp cưỡng chế
Kính gửi luật sư! Xin hỏi luật sư về vấn đề sau: Tôi muốn hỏi về quy định của pháp luật về biện pháp cưỡng chế, có những biện pháp cưỡng chế nào và thẩm quyền áp dụng biện pháp đó. Tôi rất mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư về biện pháp cưỡng chế
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về biện pháp cưỡng chế, có những biện pháp cưỡng chế nào và thẩm quyền áp dụng biện pháp đó., chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:
1. Căn cứ pháp lý về biện pháp cưỡng chế
2. Nội dung tư vấn về biện pháp cưỡng chế
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Theo yêu cầu tư vấn của bạn hỏi về biện pháp cưỡng chế, có những biện pháp cưỡng chế nào và thẩm quyền áp dụng biện pháp đó. Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
2.1 Quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 về biện pháp cưỡng chế
Biện pháp cưỡng chế là biện pháp bắt buộc cá nhân hay tổ chức phải thực hiện một nghĩa vụ, trách nhiệm theo quyết định đã có hiệu lực của một cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo những trình tự, thủ tục được pháp luật quy định. Biện pháp cưỡng chế bao gồm: biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.
[caption id="attachment_153198" align="aligncenter" width="304"] Biện pháp cưỡng chế[/caption]
2.1.1 Biện pháp áp giải, dẫn giải
Khoản 1,2 điều 127 bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về các trường hợp áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải như sau:
"1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.
2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan."
Như vậy, theo quy định trên thì biện pháp áp giải chỉ áp dụng trong trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội. Dẫn giải áp dụng trong trường hợp người làm chứng vắng mặt. Ngoài ra còn được áp dụng khi người bị hại từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến tội phạm, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt. Cả 3 trường hợp khi áp dụng dẫn giải đều vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
2.1.2 Biện pháp kê biên tài sản
Kê biên tài sản là Biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng đối với bị can, bị cáo (hình sự) mà theo quy định của luật có thể bị phạt tiền hoặc đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (dân sự). Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
2.1.3 Phong tòa tài sản
Khoản 1 điều 129 bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về biện pháp phong tòa tài sản như sau:
" Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội."
Theo quy định trên, phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền, bị tích thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
2.2 Thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế
Đối với biện pháp kê biên tài sản và phong tỏa tài sản thì thẩm quyền áp dụng được quy định tại khoản 1 điều 113 bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 như sau:
"a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử."
Chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải được quy định tại khoản 3 điều 127 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 như sau:
"Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải."
Như vậy, điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải. Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại của pháp luật. Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải. Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.
Theo quy định trên thì Thủ trưởng, Phó thủ trường Cơ quan điều tra có thẩm quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản tuy nhiên phải được Viện kiểm sát cấp phê chuẩn. Đối với Viện trưởng, Viện phó Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp, Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự thì có thể ra lệnh, quyết định kê biên tài sản, phong tỏa tài sản mà không cần phê chuẩn. Ngoài những chủ thể được quy định tại khoản 1 điều 113 bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng có thẩm quyền áp dụng những biện pháp này.
Kết luận: Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế được quy định cụ thể ở điều luật về biện pháp cưỡng chế quy định trong bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Toàn Quốc về câu hỏi của bạn: quy định của pháp luật về biện pháp cưỡng chế, có những biện pháp cưỡng chế nào và thẩm quyền áp dụng biện pháp đó.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về quy định về biện pháp cưỡng chế, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Đình Mạnh