Hình phạt tử hình theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015
20:07 29/01/2019
Tử hình là một hình phạt đặc biệt có những đặc điểm riêng biệt so với những hình phạt khác như: Là một loại hình phạt nghiêm khắc trong hệ thống hình phạt
- Hình phạt tử hình theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015
- Hình phạt tử hình theo quy định của bộ luật hình sự
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Hình phạt tử hình theo quy định của bộ luật hình sự
Câu hỏi của bạn về hình phạt tử hình theo quy định của bộ luật hình sự
Chào luật sư, xin hỏi luật sư theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành thì những tội nào sẽ bị áp dụng hình phạt tử hình? và có trường hợp nào phạm tội bị áp dụng hình phạt tử hình nhưng vì một điều kiện nào đó mà được miễn hình phạt không? Mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư. Tôi xin cảm ơn!Câu trả lời của luật sư về hình phạt tử hình theo quy định của bộ luật hình sự
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hình phạt tử hình theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hình phạt tử hình theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 như sau:1. Căn cứ pháp lý về hình phạt tử hình theo quy định của bộ luật hình sự
2. Nội dung tư vấn về hình phạt tử hình theo quy định của bộ luật hình sự
Tử hình là việc hành quyết một người theo một quy trình pháp luật như một sự trừng phạt cho một hành động tội phạm. Nó được xem là giải pháp ngăn cản tội ác hữu hiệu nhất. Hình phạt tử hình là một hiện tượng xã hội mang tính khách quan. Hình phạt tử hình cũng như các hình phạt khác trong hệ thống hình phạt, có những đặc điểm chung, như: Là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước; được quy định trong pháp luật hình sự; được Tòa án áp dụng theo một trình tự tố tụng chặt chẽ, công bằng đối với người bị kết án. [caption id="attachment_147492" align="aligncenter" width="286"] Hình phạt tử hình theo quy định của bộ luật hình sự[/caption]-
Quy định về hình phạt tử hình trong BLHS hiện hành
"1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định."
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
Hình phạt tử chỉ áp dụng cho người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình) thuộc nhóm các tội xâm phạm về an ninh quốc gia như: Tội phản bội tổ quốc, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân...Các tội xâm phạm đến tính mạng con người nhưu: Tội giết người. Ngoài ra còn có các tội về ma túy, tham nhũng.
-
Các trường hợp ngoại lệ không áp dụng hình phạt tử hình
"2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân."
Trong các trường hợp sau thì khi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc các tội quy định tử hình nhưng không bị áp dụng hình phạt tử: Không áp dụng hoặc không thi hành án tử đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. Trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Kết luận: Tử hình là một hình phạt đặc biệt có những đặc điểm riêng biệt so với những hình phạt khác như: Là một loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, tước đi quyền sống của người bị kết án, vì thế nó chỉ được quy định áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Tử hình có mục đích phòng ngừa tái phạm tội mới một cách triệt để từ phía người bị kết án, có khả năng phòng ngừa tội phạm cao. Hình phạt này không có mục đích cải tạo hay giáo dục người bị kết án, như vậy nó tước bỏ cơ hội tái hòa nhập và phục thiện của người phạm tội.
Bài viết tham khảo:
- Các tội danh được bỏ án tử hình theo quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017
- Tử hình được áp dụng cho những trường hợp nào theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015?