Phòng, chống mua bán người thông qua biện pháp tuyên truyền, giáo dục
09:38 12/07/2019
Phòng, chống mua bán người thông qua biện pháp tuyên truyền, giáo dục Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người nhằm nâng cao nhận,,,,
- Phòng, chống mua bán người thông qua biện pháp tuyên truyền, giáo dục
- chống mua bán người
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Phòng, chống mua bán người thông qua biện pháp tuyên truyền, giáo dục
Kiến thức của bạn:
Quy định của pháp luật về biện pháp thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống mua bán người; đề cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người.
Điều 4 Luật phòng, chống mua bán người 2011 quy định nguyên tắc phòng, chống mua bán người như sau:
Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống mua bán người
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân.
3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người.
4. Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế.
1. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bao gồm:
- Chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người;
- Thủ đoạn và tác hại của các hành vi như: mua bán người, các hành vi liên quan đến nạn nhân ....
- Kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người
- Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người;
- Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người;
- Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân;
- Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người.
2. Các hình thức thực hiện việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục:
- Gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp;
- Cung cấp tài liệu;
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
- Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục;
- Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa khác;
- Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên ở cơ sở; huy động sự tham gia tích cực của các đoàn thể xã hội.
Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cần được tăng cường đối với phụ nữ, thanh niên, thiến niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên và những người cư trú tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những địa bàn xảy ra nhiều vụ việc mua bán người.
3. Tư vấn về phòng ngừa mua bán người
- Cung cấp kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người.
- Cung cấp thông tin về thủ đoạn mua bán người và hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người.
- Cung cấp thông tin về quyền, nghĩa vụ của nạn nhân và hướng dẫn cách thức thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó.
Bài viết tham khảo:
- Nghị định 62/2012/NĐ-CP Quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ
- Tội mua bán người
Để được tư vấn chi tiết về Phòng, chống mua bán người thông qua biện pháp tuyên truyền, giáo dục, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.