Phân chia tài sản khi người chết không để lại di chúc
12:10 08/01/2024
Phân chia tài sản khi người chết không để lại di chúc, căn cứ quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- Phân chia tài sản khi người chết không để lại di chúc
- phân chia tài sản khi người chết không để lại di chúc
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
PHÂN CHIA TÀI SẢN KHI NGƯỜI CHẾT KHÔNG ĐỂ LẠI DI CHÚC
Câu hỏi của bạn:
Ông bà ngoại cháu có 4 người con gái, có 2 bác gái lấy chồng ở xa, do ông bà không có con trai nên ông nhận bố cháu ở rể. Trước đây, mảnh đất rộng khoảng 1ha do ông bà ngoại cháu đứng tên, sau đó vì ở chung với bố và mẹ cháu nên ông bà đã chuyển tên sở hữu mảnh đất này cho bố và mẹ cháu. Bố và mẹ cháu sinh được 3 người con, gồm anh trai cháu, cháu là con trai thứ 2 và em gái cháu. Năm 2007, mẹ cháu bị bệnh và mất, sau 4 tháng ông ngoại cháu cũng mất. Sau khoảng thời gian 5 năm bố cháu lấy vợ 2 và sau 1 năm thì bà ngoại cháu cũng mất. Đến bây giờ là năm 2017, bố cháu đã làm lại sổ đỏ mang tên bố cháu và dì 2. Do hiện nay dì 2 định bán hết đám đất này để nhằm chiếm đoạt tài sản cao chạy xa bay cùng bố cháu. Bà mẹ 2 có 1 người con trai riêng và 1 người con trai chung với bố cháu. Vậy cho cháu hỏi: nếu bây giờ anh em cháu nộp đơn khởi kiện thì 3 anh em cháu và con của 2 bác gái cháu sẽ được pháp luật chia tài sản cho các cháu như thế nào. Mong ban tư vấn, tư vấn giúp cho cháu ạ. Xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý:
1. Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết
Theo như bạn trình bày thì mảnh đất trước đây do ông bà ngoại đứng tên, sau đó vì ở chung với bố mẹ bạn nên ông bà đã chuyển quyền sở hữu sang cho bố mẹ. Lúc này, mảnh đất thuộc quyền sở hữu của bố mẹ bạn và là tài sản chung của vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân.
Tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Theo nguyên tắc phân chia quy định trong Luật hôn nhân và gia đình thì bố mẹ bạn, mỗi người sẽ có quyền định đoạt đối với ½ mảnh đất.
2. Phân chia tài sản khi người chết không để lại di chúc
Khi mẹ bạn mất không để lại di chúc thì di sản sẽ được phân chia theo quy định pháp luật (Điều 650 BLDS 2015). Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, khi mẹ bạn mất những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: bà ngoại bạn, bố bạn và 3 anh em bạn sẽ được hưởng các phần bằng nhau khi chia di sản, tương đương mỗi phần là 1/10 mảnh đất. Về phần con của 2 bác gái nhà bạn thì sẽ không có quyền hưởng phần đất này vì đất đã được sang tên cho 2 bố mẹ bạn thì là tài sản chung của bố mẹ bạn, con của bác gái không thuộc đối tượng được hưởng di sản của mẹ bạn.
Việc bố bạn đi làm lại sổ đỏ đứng tên bố và dì hai là không đúng với quy định pháp luật, bố bạn chỉ có một phần quyền đối với mảnh đất chứ không phải toàn bộ. Khi muốn sang tên sổ đỏ cả phần di sản của mẹ bạn để lại cần sự đồng ý của những người có quyền hưởng di sản thừa kế là 3 anh em bạn và bà ngoại bạn. Trường hợp, bà ngoại bạn đã mất thì những người thuộc diện thừa kế của bà bạn có quyền đối với phần đất này.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015;
- Thừa kế đất khi người có di sản qua đời không để lại di chúc;
- Dịch vụ làm hộ chiếu nhanh nhất tại Sơn La;
Liên hệ Luật sư tư vấn về phân chia tài sản khi người chết không để lại di chúc:
Nếu bạn đang gặp vướng mắc về phân chia tài sản khi người chết không để lại di chúc mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về phân chia tài sản khi người chết không để lại di chúc. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
- Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500;
- Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033;
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected];
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!