Phân chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật
14:54 27/03/2019
Phân chia di sản thừa kế có 2 cách: Phân chia di sản theo di chúc và Phân chia di sản theo pháp luật. Tuy nhiên, có các trường hợp hạn chế phân chia di sản.
- Phân chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật
- Phân chia di sản thừa kế
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Phân chia di sản thừa kế
Câu hỏi về phân chia di sản thừa kế:
Chào luật sư, em muốn nhờ bên mình tư vấn giải quyết vấn đề này cho em: Bố em lấy bà cả, sinh ra con gái đầu và nhận nuôi 1 anh con trai nuôi, con trai nuôi hợp pháp. Chị gái lấy chồng. Tiếp đó, bà cả bệnh mất. Bố em lấy bà 2, bà 2 sinh được 2 người con trai năm 1985 và 1986.
Sổ hộ khẩu làm năm 2001 thành phần có 4 người: bố em, bà 2 và 2 người con trai của bà 2. Năm 2004, Nhà nước cấp lại sổ mới, mang tên hộ ông Bùi Văn A. Trước đó sổ đỏ được cấp vào 30/09/2004 mang tên ông Bùi Văn B (tên khác gọi ở nhà). Nhờ Luật sư tư vấn nếu mở di sản thừa kế thì các thành viên trong gia đình được hưởng như thế nào? Rất mong nhận được lời tư vấn từ Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời về phân chia di sản thừa kế
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phân chia di sản thừa kế. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phân chia di sản thừa kế như sau:
1. Căn cứ pháp lý về phân chia di sản thừa kế
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật Đất Đai 2013
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ địa chính
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất Đai
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
2. Nội dung tư vấn về phân chia di sản thừa kế
Thừa kế là vấn đề thu hút nhiều người quan tâm. Khi nhắc đến "Thừa kế" là mọi người nghĩ ngay đến: Ai là người để lại di sản thừa kế? Ai là người thừa kế? Muốn hưởng di sản thừa kế phải làm như thế nào?... Tuy nhiên, đối với trường hợp bị sai lệch thông tin thì chia di sản thừa kế như thế nào thì rất ít người biết cách xử lý. Trong trường hợp này, bạn không nói rõ là bố của bạn đã mất năm bao nhiêu nên chúng tôi không rõ thông tin cụ thể. Do đó, chúng tôi sẽ áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đang có hiệu lực để tư vấn giải quyết tình huống này.
2.1. Vấn đề cần giải quyết về phân chia di sản thừa kế
Theo như trường hợp của bạn đã gửi, chúng tôi nhận thấy có 2 vấn đề cần giải quyết như sau:
Thứ nhất, bạn cần phải xác minh, đính chính thống nhất tên gọi của chủ đất và chủ hộ khẩu ghi ở sổ đỏ và sổ hộ khẩu.
Thứ hai, sau khi tiến hành xác minh và đính chính thông tin, thì chúng ta sẽ giải quyết vấn đề về chia di sản thừa kế.
Cụ thể nội dung giải quyết 2 vấn đề nêu trên sẽ được đề cập ở phần 2.2 dưới đây.
2.2. Giải quyết vấn đề về phân chia di sản thừa kế
2.2.1. Xác minh, đính chính thống nhất tên gọi của chủ đất và chủ hộ khẩu ghi ở sổ đỏ và sổ hộ khẩu
- Căn cứ để đính chính thông tin ở giấy chứng nhận đã cập:
Theo điều 106 của Luật Đất đai 2013, cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm đính chính giấy chứng nhận trong trường hợp:
+ Sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó.
+ Sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn cần làm đơn gửi lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết đính chính thông tin về tên gọi của giấy chứng nhận đã cấp. Ở đây, bạn cần nộp hồ sơ đến cơ quan hành chính một cửa thuộc UBND huyện nơi bạn đang sinh sống. Và văn phòng đăng kí Đất đai sẽ có nhiệm vụ giải quyết.
- Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Theo điều 86 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất Đai quy định thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
+ Sau khi phát hiện sai sót, chủ sở hữu cần nộp đơn đề nghị xin đính chính Giấy chứng nhận đã cấp cho Văn phòng đăng ký đất đai.
+ Văn phòng đăng kí Đất đai có trách nhiệm: kiểm tra, lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
+ Trả kết quả: không quá 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Hồ sơ đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
+ Bản sao chứng minh nhân dân.
+ Bản sao sổ hộ khẩu.
+ Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, bạn cần phải thống nhất, đính chính lại thông tin tên gọi trong giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và sổ hộ khẩu trước khi thực hiện việc chia tài sản thừa kế. [caption id="attachment_145548" align="aligncenter" width="500"] Phân chia di sản thừa kế[/caption]
2.2.2. Phân chia di sản thừa kế
Ở đây, do bạn không nói rõ là bố bạn có để lại di chúc hay không nên sẽ có hai trường hợp xảy ra. Đó là: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
- Trường hợp 1: Thừa kế theo di chúc
Đây là cách phân chia thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nguời để lại di sản. Nếu bố của bạn để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được phân chia theo di chúc. Những người thừa kế được xác định cụ thể trong di chúc sẽ được hưởng di sản thừa kế. Mà họ không nhất thiết phải là những người có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, hôn nhân,.. với người để lại di sản.
- Trường hợp 2: Thừa kế theo pháp luật
Nếu bố bạn không để lại di chúc thì những tài sản đó sẽ được chia theo pháp luật. Theo BLDS 2015 có quy định về người thừa kế như sau:
"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Như vậy, thừa kế theo pháp luật được xếp thành ba hàng thừa kế (nhóm người có cùng mức độ quan hệ gần gũi với người chết và cùng được hưởng di sản ngang nhau). Trong trường hợp này của bạn, áp dụng điều 651 BLDS 2015, thì di sản của bố bạn sẽ chia thành 5 phần bằng nhau cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: bà hai, cô con gái, 2 người con trai của bà hai và anh con nuôi hợp pháp của bố bạn.
Tuy nhiên, trong trường hợp của gia đình bạn, bà cả mất trước thời điểm mở thừa kế nên không được hưởng di sản thừa kế. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (30/09/2004) chỉ đứng tên bố của bạn, nhưng được cấp trong thời gian hôn nhân hợp pháp nên được coi như tài sản chung của vợ chồng. Và trước khi chết, bố bạn và bà hai không có thỏa thuận trước nên số tài sản chung sẽ được chia theo pháp luật. Vì vậy, sau khi bố bạn mất thì một nửa tài sản đó sẽ chia cho bà hai. Một nửa tài sản còn lại sẽ chia cho 5 người, đó là: bà hai, cô con gái, 2 người con trai của bà hai và anh con nuôi.
Kết luận: Phân chia di sản thừa kế có 2 cách: Phân chia di sản theo di chúc và Phân chia di sản theo pháp luật. Phân chia theo di chúc tùy thuộc ý chí của người để lại di sản mà tiến hành theo các cách sau: Chia đều tài sản, chia theo tỷ lệ hoặc chia theo hiện vật. Dù theo cách thức nào thì di sản thừa kế đã được xác định cụ thể trong di chúc. Còn phân chia thừa kế theo pháp luật, di sản được phân chia theo hiện vật và có 3 hàng thừa kế; chia trước và chia hết cho hàng thừa kế thứ nhất rồi mới đến hàng thừa kế thứ hai,cuối cùng là hàng thừa kế thứ ba; di sản được chia ngang bằng cho những người cùng hàng thừa kế. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp hạn chế phân chia di sản để đảm bảo nguyện vọng của người để lại di sản.
Bài viết có thể tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về phân chia di sản thừa kế, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Kiều Trinh