Phân chia di sản thừa kế khi chung sống như vợ chồng
14:31 24/10/2017
Phân chia di sản thừa kế khi chung sống như vợ chồng. Anh Toàn và chị Mỹ kết hôn năm 1980, có 2 con gái là Hoàn sinh năm 1984 và Hảo sinh năm 1993. Năm 1995
- Phân chia di sản thừa kế khi chung sống như vợ chồng
- chung sống như vợ chồng
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ KHI CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
Câu hỏi của bạn:
Anh Toàn và chị Mỹ kết hôn năm 1980, có 2 con gái là Hoàn sinh năm 1984 và Hảo sinh năm 1993. Năm 1995, anh Toàn đi lao động xuất khẩu ở Hàn Quốc và chung sống với Thủy, hai người chung sống như vợ chồng với nhau, 2 người đã có một đứa con chung là Sơn sinh năm 2000. Tháng 11/2007 – anh Toàn về nước và yêu cầu chị Mỹ li hôn, chị Mỹ đồng ý và Tòa án cũng đã thụ lý đơn.
Ngày 08/01/2008, anh Toàn chết đột ngột do nhồi máu cơ tim và không để lại di chúc. Thủy đến đòi chia di sản thừa kế của anh Toàn nhưng gia đình anh Toàn không đồng ý. Vì vậy, Thủy đã làm đơn kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Biết rằng: Toàn và Thủy đầu tư kinh doanh, mở chung 1 công ty và có khối tài sản chung là 3 tỷ đồng; tài sản chung của Toàn và Mỹ là 980 triệu đồng; mai táng Toàn hết 20 triệu đồng; bố và mẹ Toàn vẫn còn sống.
Yêu cầu:
- Chia thừa kế trong trường hợp này.
- Giả sử bố mẹ Toàn đồng ý Thủy là con dâu thứ 2, nhận con chung của Toàn và Thủy là cháu đích tôn thì di sản của Toàn được chia như thế nào?
- Giả sử bố mẹ Toàn không nhận thừa kế, muốn nhường phần của mình cho Sơn thì di sản sẽ được chia như thế nào?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
-
Chia thừa kế khi chung sống như vợ chồng
Trong tình huống đề cập anh Toàn và chị Mỹ đồng ý ly hôn và Tòa án cũng đã thụ lý đơn vào tháng 11/2007; tuy nhiên ngày 08/01/2008, anh Toàn chết đột ngột do nhồi máu cơ tim. Nếu vụ việc ly hôn của vợ chồng anh Toàn được Tòa án giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự thì một trong các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là “Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế” (điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS).
Yêu cầu ly hôn là một trong các yêu cầu liên quan đến nhân thân do đó sẽ không được thừa kế khi họ chết nên vụ án sẽ được đình chỉ giải quyết. Tương tự với vụ việc ly hôn giải quyết theo thủ tục việc dân sự, khi người có yêu cầu không còn thì vụ việc cũng thể giải quyết tiếp.
Như vậy có thể kết luận rằng mối quan hệ giữa anh Toàn và chị Mỹ vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng mà không bị gián đoạn. Tài sản chung của anh Toàn và chị Mỹ được xác định là 980 triệu đồng thì theo nguyên tắc phân chia của Luật Hôn nhân và gia đình tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, ngoài ra có tính đến các yếu tố khác. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân chia phụ thuộc vào điều kiện thực tế trong các vụ việc, ở đây chúng tôi tạm thời coi như không tính đến các yếu tố trên thì anh Toàn và chị Mỹ mỗi người sẽ có quyền sở hữu đối với 490 triệu đồng.
Còn mối quan hệ giữa anh Toàn với Thủy là quan hệ không được pháp luật thừa nhận, hai người chung sống như vợ chồng với nhau. Theo quy định về giải quyết quan hệ tài sản của nam, nữ chung sống như vợ chồng của Luật Hôn nhân và gia đình tại Điều 16 thì cần xem xét công ty là loại hình gì, hai bên thỏa thuận góp vốn như nào… để xem xét phân chia 3 tỷ đồng.
Di sản mà anh Toàn để lại được xem xét từ khối tài sản chung của anh với chị Mỹ và anh với Thủy. Khi anh Toàn mất di sản mà anh để lại được dùng để thanh toán các khoản tiền, thực hiện nghĩa vụ mà anh để lại, trong đó có chi phí hợp lý cho việc mai táng (20 triệu). Sau khi đã thanh toán được hết các khoản theo pháp luật quy định thì di sản còn lại sẽ được xem xét phân chia thừa kế. [caption id="attachment_57924" align="aligncenter" width="393"] Phân chia di sản thừa kế khi chung sống như vợ chồng[/caption]
Khi anh Toàn chết không để lại di chúc thì theo quy định tại khoản 1 Điều 650 BLDS đây là trường hợp thừa kế theo pháp luật. Theo đó di sản thừa kế sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế, theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS.
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy, hai người con chung của anh Toàn với chị Mỹ là Hoàn và Hảo, chị Mỹ, bố và mẹ anh Toàn sẽ là những thuộc hàng thừa kế thứ nhất, được hưởng các phần bằng nhau khi chia phần di sản này. Ngoài ra, Sơn - người con giữa anh Toàn và Thủy cũng sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất nếu như cháu Sơn được Nhà nước công nhận là con của anh Toàn thông qua Giấy khai sinh của cháu ghi nhận tên cha là anh Toàn.
-
Giả sử bố mẹ Toàn đồng ý Thủy là con dâu thứ 2, nhận con chung của Toàn và Thủy là cháu đích tôn thì di sản của Toàn được chia như thế nào?
Chuyện là con dâu thứ nhất hay thứ hai đây là lựa chọn cách gọi của bố mẹ chồng đối với người sống cùng con trai mình. Nhưng việc phân chia di sản thừa kế thì cần tuân thủ theo quy định pháp luật, chứ không đơn giản là cách gọi tên, cách xưng hô thông thường. Do đó, dù bố mẹ anh Toàn có đồng ý Thủy là con dâu nhà mình thì trên phương diện pháp luật Nhà nước vẫn chỉ công nhận và bảo hộ chị Mỹ là vợ của anh Toàn. Đối với việc phân chia di sản thừa kế, chị Thủy vẫn không thuộc diện được hưởng di sản.
Tương tự đối với việc bố mẹ Toàn nhận con chung của Toàn và Thủy là cháu đích tôn, việc bố mẹ Toàn nhận cháu thì trên thực tế bố mẹ Toàn có thể cho cháu những quyền lợi mà một người cháu được hưởng. Tuy nhiên trên phương diện pháp luật, con chung của Toàn và Thủy chỉ được hưởng di sản khi Nhà nước công nhận đây là con của anh Toàn thông qua giấy tờ hợp pháp như Giấy khai sinh.
-
Giả sử bố mẹ Toàn không nhận thừa kế, muốn nhường phần của mình cho Sơn thì di sản sẽ được chia như thế nào?
Bố mẹ Toàn là hai người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nằm trong diện được hưởng di sản của anh Toàn để lại. Theo đề bài chưa đủ dữ liệu để khẳng định Sơn là con hợp pháp của anh Toàn nên ta chia 2 trường hợp như sau:
- Nếu Sơn là con của anh Toàn được Nhà nước thừa nhận thì Sơn ngoài phần di sản được hưởng của bố mình, còn nhận được thêm phần mà ông bà nội tặng cho khi làm thủ tục phân chia di sản thừa kế.
- Nếu Sơn không được Nhà nước công nhận là con anh Toàn thì Sơn không thuộc diện được hưởng di sản thừa kế. Nếu bố mẹ Toàn muốn nhường phần của mình cho cháu thì sẽ phải làm thủ tục phân chia di sản thừa kế xong, sau đó bố mẹ Toàn làm thủ tục tặng cho phần di sản này cho cháu của mình.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Người thuộc diện thừa kế chết sau người để lại di sản thì có được hưởng di sản không?
- Thai nhi có được hưởng di sản thừa kế từ bố khi bố mất?
Để được tư vấn chi tiết về lĩnh vực dân sự, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.