• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phân biệt án treo với cải tạo không giam giữ theo quy định của pháp luật hiện hành, Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối...

  • Phân biệt án treo với cải tạo không giam giữ theo quy định của pháp luật hiện hành
  • Phân biệt án treo với cải tạo không giam giữ
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phân biệt án treo với cải tạo không giam giữ theo quy định của pháp luật hiện hành

     Bạn đang tìm hiểu quy định pháp luật về án treo, cải tạo không giam giữ như: Khái niệm về án treo, cải tạo không giam giữ là gì? phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ và các vấn đề liên quan đến hình phạt trong vụ án hình sự. Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn theo bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

1. Quy định về án treo và cải tạo không giam giữ

[caption id="attachment_39439" align="aligncenter" width="328"]Phân biệt án treo với cải tạo không giam giữ Phân biệt án treo với cải tạo không giam giữ[/caption]

     Theo quy định của bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về án treo như sau:

Điều 60. Án treo
"1. Khi xử phạt tù không quá ba năm. Căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ. Nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
2. Trong thời gian thử thách. Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan. Tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan. Tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát. Giáo dục người đó.
3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền. Cấm đảm nhiệm chức vụ. Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30.  Điều 36 của Bộ luật này.
4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan. Tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục. Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
 5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách. Thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này."
     Theo quy định của bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về cải tạo không giam giữ như sau:
Điều 31. Cải tạo không giam giữ
"1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ. Tạm giam thì thời gian tạm giữ. Tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Cứ một ngày tạm giữ. Tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.
2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan. Tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát. Giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt. Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập. Nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án"

2. Phân biệt án treo với cải tạo không giam giữ theo quy định của pháp luật hiện hành

Tiêu chí Án treo Cải tạo không giam giữ
Cơ sở pháp lý Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP Điều 31 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 Nghị định số 60/2000/NĐ-CP
Bản chất Là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Là một hình phạt chính (điểm c khoản 1 Điều 28 Bộ luật hình sự)
Điều kiện áp dụng Khi mức phạt tù không quá 3 năm. Căn cứ nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ. Nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến 5 năm (khoản 1 Điều 60 Bộ luật Hình sự).

Nếu người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách, có nhiều tiến bộ, toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

Nếu trong thời gian hưởng án treo mà phạm tội mới  thì toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.

Từ 6 tháng đến 3 năm với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội  
Hình phạt bổ sung Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (theo khoản 3 Điều 60 Bộ luật hình sự) Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án (khoản 3 Điều 31).

      Bài viết tham khảo:

    Liên hệ Luật sư tư vấn về hình sự

    Nếu bạn đang gặp những vướng mắc về hình sự mà không thể tự mình giải quyết được thì bạn nên gọi ngay cho Luật sư thay vì phải mất thời gian nghiên cứu vì có nghiên cứu cũng không thể hiểu rộng bằng Luật sư, vì vậy để tránh những rủi ro không đáng có bạn nên tham khảo ý kiến Luật sư.      + Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      + Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033     + Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.       Trân trọng ./.   

   

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178