Phân biệt tạm giam và tạm giữ theo quy định của BLTTHS
15:17 11/04/2019
Tạm giam và tạm giữ đều là các ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Các biện pháp này thường có đặc điểm là giúp các CQTHTT
- Phân biệt tạm giam và tạm giữ theo quy định của BLTTHS
- Phân biệt tạm giam và tạm giữ
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Phân biệt tạm giam và tạm giữ
Câu hỏi về phân biệt tạm giam và tạm giữ
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.
Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Trong BLTTHS có quy định về tạm giam và tạm giữ. Vậy tạm giam và tạm giữ khác nhau như thế nào?
Câu trả lời về phân biệt tạm giam và tạm giữ
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phân biệt tạm giam và tạm giữ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phân biệt tạm giam và tạm giữ như sau:
1. Cơ sở pháp lý về phân biệt tạm giam và tạm giữ
2. Nội dung tư vấn về phân biệt tạm giam và tạm giữ
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “phân biệt tạm giam và tạm giữ”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
-
Những điểm khác nhau giữ tạm giam và tạm giữ
Tiêu chí | Tạm giam | Tạm giữ |
Căn cứ pháp lý | Tạm giam và tạm giữ được quy định tại điều 119 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 | Tạm giữ được quy định tại điều 117 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 |
Khái niệm | Tạm giam được hiểu là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, do người có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng khi có căn cứ và BLTTHS quy định. | Tạm giữ được hiểu là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn tránh việc điều tra; để xác minh tội phạm và để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự (khởi tố bị can) đối với họ. |
Đối tượng bị áp dụng | Tạm giam có thể áp dụng đối với: Bị can, Bị cáo | Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. |
Thời hạn áp dụng |
Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
|
Thời hạn tạm giữ là 3 ngày. Trong trường hợp cần thiết thì được gia hạn lần 1 (thời hạn tạm giữ được kéo dài thêm 3 ngày), Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày. Như vậy tổng thời hạn tạm giữ là không quá 9 ngày |
Thẩm quyền áp dụng | Những người sau đây có quyền ra quyết định tạm giam: Thứ nhất, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; Thứ hai, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Thứ ba, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. | Những người sau đây có quyền ra quyết định tạm giữ: Thứ nhất, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Thứ hai, Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng; Thứ ba, Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng |
Tóm lại, Tạm giam và tạm giữ đều là các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Các biện pháp này thường có đặc điểm là giúp các Cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật khách quan vụ án một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Tuy nhiên về bản chất các biện pháp này thường có tính chất là xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân, do vậy trong quá trình giải quyết vụ án các CQTHTT cần phải đặc biệt cẩn trọng khi áp dụng. Dưới góc độ luật học có thể thấy các biện pháp này có nhiều điểm khác nhau như: căn cứ áp dụng, thẩm quyền áp dụng, thời hạn áp dụng..., những điểm khác nhau đó đã được chúng tôi trình bày cụ thể ở trên.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự
- Quy định về phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn
Để được tư vấn chi tiết về Phân biệt tạm giam và tạm giữ, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: An Dương