Phân biệt giám định lại và giám định bổ sung mới nhất
10:44 15/06/2019
Giám định lại và giám định bổ sung là một trong số các hoạt động điều tra được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- Phân biệt giám định lại và giám định bổ sung mới nhất
- Phân biệt giám định lại và giám định bổ sung
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Phân biệt giám định lại và giám định bổ sung
Câu hỏi về phân biệt giám định lại và giám định bổ sung
Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công. Xin phép luật sư cho tôi hỏi: Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì giám định lại và giám định bổ sung khác nhau thế nào?Câu trả lời về phân biệt giám định lại và giám định bổ sung
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phân biệt giám định lại và giám định bổ sung, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phân biệt giám định lại và giám định bổ sung như sau:1. Cơ sở pháp lý về phân biệt giám định lại và giám định bổ sung
2. Nội dung tư vấn về quy định về phân biệt giám định lại và giám định bổ sung
Trong câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “phân biệt giám định lại và giám định bổ sung”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:-
Giám định lại và giám định bổ sung khác nhau thế nào?
Tiêu chí | Giám định lại | Giám định bổ sung |
Căn cứ pháp lý | Chế định giám định lại được quy định tại điều 211 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Ngoài ra chế định này còn được quy định tại điều 29 Luật giám định tư pháp và Điều 15 Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT | Chế định giám định bổ sung được quy định tại điều 210 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Ngoài ra chế định này còn được quy định tại điều 29 Luật giám định tư pháp và Điều 15 Thông tư 49/2014/TT-BNNPTNT |
Khái niệm | Giám định lại là hoạt động giám định được tiến hành theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vấn đề đã được giám định khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác | Giám định bổ sung là hoạt động giám định được tiến hành nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó |
Căn cứ thực hiện | Giám định lại sẽ được thực hiện khi thuộc một trong căn cứ sau đâu: Thứ nhất, khi có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính Thứ hai, Khi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định | Giám định bổ sung được thực hiện khi thuộc một trong các căn cứ sau: Thứ nhất, nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ Thứ hai, khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó |
Cơ quan tiến hành giám định | Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện. | Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện. |
Tóm lại, giám định lại và giám định bổ sung là một trong số các hoạt động điều tra được quy định trong BLTTHS năm 2015. Việc quy định các hoạt động giám định trên sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án được diễn ra nhanh chóng và chính xác. Tuy đều là các hoạt động giám định được Luật giám định tư pháp và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định, xong về bản chất hai hoạt động giám định nay cũng có nhiều khác nhau như căn cứ áp dụng hay thẩm quyền tiến hành... Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự
- Quy định về phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn
Chuyên viên: An Dương