• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tóm lại, Một người bị buộc tội giết người khi đảm bảo 4 dấu hiệu cấu thành tội phạm về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan như đã nêu.

  • Phạm tội giết người theo quy định của BLHS 2015
  • Phạm tội giết người
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phạm tội giết người

Câu hỏi về phạm tội giết người

     Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi phạm tội giết người thì sẽ bị xử lý như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về phạm tội giết người

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phạm tội giết người. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phạm tội giết người như sau:

1. Căn cứ pháp lý về phạm tội giết người

2. Nội dung tư vấn về phạm tội giết người

     Tội phạm là những hành vi vi phạm pháp luật trên mức xử lý hành chính, không thể tiến hành xử lý theo dân sự chung, gây nguy hiểm cho xã hội và đáp ứng các điều kiện mà BLHS đã quy định cụ thể. Dưới góc độ nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội hình sự: có thể do những áp lực, hoàn cảnh đã ảnh hưởng đến tâm lý; cũng có thể là do khả năng nhận thức, trình độ hiểu biết; hoặc cũng có thể do bị ép buộc, xúi giục, dụ dỗ... Có những hành vi phạm tội nghiêm trọng gây ra cái chết cho người khác (hay còn gọi là giết người). Dù vô ý hay cố ý làm chết người thì họ đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật hình sự. Vậy pháp luật quy định như thế nào về tội giết người? Nội dung cụ thể chúng tôi xin được tư vấn như sau:

2.1. Khái niệm về phạm tội giết người

     Tội giết người được quy định tại điều 123 chương XIV về các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Thông thường người ta hiểu, giết người là hành vi cố ý tước đoạt mạng sống người khác một cách trái pháp luật. Giết người một cách "trái pháp luật" có nghĩa là hành vi gây ra cái chết cho người khác không thuộc phạm vi pháp luật cho phép. Trường hợp giết người "được" pháp luật cho phép là trường hợp làm chết người nhưng không coi là hành vi của tội giết người. 

     Tội giết người là hành vi gây nguy hiểm cho con người, được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người thể hiện một cách có lỗi.

2.2. Cấu thành tội phạm "Tội giết người"

     Theo quy định BLHS 2015, tội phạm phạm tội giết người khi thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm của pháp luật hình sự Việt Nam, cụ thể: 

  • Chủ thể phạm tội giết người: Là chủ thể bình thường, là bất kì ai đạt năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự từ 14 tuổi trở lên theo quy định tại điều 12 BLHS 2015. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm về những tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

  • Khách thể của tội giết người: Tội phạm xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Đối tượng tác động là người đang sống (tính từ lúc sinh ra đến trước khi mất).

  • Mặt chủ quan của tội giết người:
     - Người phạm tội phải có lỗi. Căn cứ vào tên tội danh, hành vi khách quan thì chúng ta có thể thấy đây là hình thức lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp người phạm tội biết được hành vi của mình và thấy được hậu quả gây chết người có thể xảy ra, nhưng mong muốn nó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội đó. Trường hợp lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi, thấy rõ hậu quả có thể gây chết người của mình, tuy không mong muốn xảy ra nhưng cứ mặc để nó xảy ra và nói cách khác là họ chấp nhận hậu quả xảy ra.       - Mục đích và động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc, không đòi hỏi phải cụ thể khi xét cấu thành tội phạm giết người. Họ có thể phạm tội với mục đích và động cơ khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp động cơ và mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Nếu hai yếu tố này bắt buộc thì việc xác định đúng động cơ và mục đích sẽ giúp cho việc xác định đúng tội danh, định khung hình phạt và phân biệt được với các tội khác. Việc giết người vì mục đích và động cơ nhất định có thể cấu thành tội phạm khác mà không phải là tội giết người. Ví dụ hành vi giết người với mục đích chống chính quyền nhân dân sẽ cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (điều 113 BLHS 2015), hành vi giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng sẽ cấu thành tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (điều 126 BLHS 2015)...
  • Mặt khách quan của tội giết người:
     - Hành vi khách quan: Người phạm tội có thể hành động hoặc không hành động, dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực để thực hiện hành vi nhằm tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đó là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho người khác. Tuy nhiện hành vi tước đoạt mạng sống của người khác chỉ có thể là hành vi khách quan của tội giết người khi nó thực hiện trái pháp luật. Bởi lẽ pháp luật cũng quy định cho phép một số trường hợp có thể gây ra cái chết cho người khác. Ví dụ như người có nhiệm vụ thi hành án tử hình, giết người trong trường hợp phòng vệ chính đáng (như trong quá trình bị hiếp dâm)...      - Hậu quả: gây nguy hiểm cho con người, hậu quả chết người có thể là bắt buộc hoặc không bắt buộc. Nếu hậu quả gây chết người sẽ xét với trường hợp hành vi phạm tội hoàn thành, còn nếu chưa gây chết thì sẽ xét với trường hợp hành vi phạm tội chưa đạt.       - Mối quan hệ giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội giết người: Đó phải là quan hệ nhân quả. Hành vi đó phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả chết người đã xảy ra thì người đó mới phải chịu trách nhiệm hình sự. [caption id="attachment_147433" align="aligncenter" width="432"]Phạm tội giết người                                                          Phạm tội giết người[/caption]

3. Hình phạt đối với tội giết người

Hình phạt của tội giết người được quy định tại điều 123  như sau:

  • Khoản 1 quy định về hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình áp dụng cho các trường hợp giết người có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau: 
    a) Giết 02 người trở lên: Trường hợp giết người từ 2 nạn nhân trở lên và không phụ thuộc vào một hay nhiều hành vi giết người khác nhau. b) Giết người dưới 16 tuổi: Trường hợp giết những đứa trẻ em dưới 16 tuổi, là đối tượng được xã hội đặc biệt bảo vệ. c) Giết phụ nữ mà biết là có thai: Trường hợp nạn nhân của phạm tội là người đang mang thai và chủ thể thực hiện biết được điều này. Tuy nhiên, sau khi có kết quả giám định pháp y, dù nạn nhân có thưc sự mang thai hay không, nhưng khi thực hiện hành vi này chỉ cần ý chí chủ thể phạm tội nghĩ là có thì vẫn bị xét với tội giết người có tình tiết định khung tăng nặng là "giết người phụ nữ mà biết là có thai". d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân: Trường hợp giết người để không cho nạn nhan thi hành công vụ hay giết nạn nhân để trả thù vì người đó đã thi hành công vụ. Ví dụ như công việc xử lý trường hợp vi phạm giao thông của công an. đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Trường hợp giết người này, nạn nhân là những người có quan hệ mật thiết với người phạm tội. Đó là quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng,... e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Đây là trường hợp giết người mà liền trước hay liền sau hành vi đó, người phạm tội đã gây ra, phạm thêm tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác: Đây là trường hợp phạm tội với động cơ là để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác. Ví dụ trường hợp nẻn vào nhà trộm cắp tài sản, bị người nhà phát hiện nên đã giết họ để che dấu hành vi của mình. h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân: Đây là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi nhằm giết người với động cơ là để lấy bộ phận cơ thể người đem đi cho tặng hoặc mua bán. i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ: Đây là trường hợp trong quá trình thực hiện tội phạm giết người phải rất tàn ác, man rợ, gây ra cảm giác đau đớn cho nạn nhân trước khi chết. Ví dụ như tra tấn, hành hạ nạn nhân cho đến chết. k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp: Đây là trường hợp người phạm tội đã sử dụng kiến thức được học, làm việc của mình như phương tiện giết người để đạt được mục đích của họ. Ví dụ bác sĩ lợi dụng nghề nghiệp, khi biết tình trạng nạn nhân đang nguy cấp, không ra tay cứu chữa, mà cứ thản nhiên, bình tĩnh khiến người đó phải chết. l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người: Trường hợp người phạm tội đã dùng những công cụ, phương tiện hoặc thủ đoạn có khả năng làm chết nhiều người. Ví dụ: dùng vi khuẩn, vi rút, dùng chất gay nổ ném vào nhà nạn nhân khi họ ở cùng người khác. m) Thuê giết người hoặc giết người thuê: Đây là trường hợp người phạm tội biến người khác thành công cụ giết người theo ý mình bằng lợi ích vật chất. n) Có tính chất côn đồ: Đây là trường hợp giết người vì những nguyên cớ nhỏ nhặt. Ví dụ như đang đi chơi gây xích mích với người khác rồi thực hiện tội giết người. o) Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm giết người có câu kết, lên kế hoạch, tổ chức chặt chẽ từ những người đồng phạm. p) Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp giết người thỏa mãn 1 trong 2 trường hợp sau theo điều 53 BLHS 2015:
        - Đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý, chưa xóa án tích nhưng lại thực hiện tiếp những hành vi phạm tội có tính chất như trên. Ví dụ: Anh H đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi giết người.         - Đã tái phạm, chưa xóa án tích nhưng mà thực hiện những hành vi phạm tội do cố ý.        q) Vì động cơ đê hèn: Ví dụ như giết vợ hoặc giết chồng để có thể lấy người khác, giết người để hưởng thừa kế của họ, giết chủ nợ để trốn nợ,...
  • Khoản 2 quy định phạt tù từ 7 năm đến 15 năm áp dụng cho trường hợp giết người ở khung cơ bản, không thuộc một trong các trường hợp tình tiết định khung hình phạt tăng nặng ở khoản 1.
  • Khoản 3 quy định phạt tù từ 1 năm đến 5 năm áp dụng cho trường hợp chuẩn bị phạm tội.
  • Khoản 4 quy định về hình phạt bổ sung: Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.

Kết luận: Tóm lại, một người bị buộc tội giết người khi thỏa mãn 4 dấu hiệu cấu thành tội phạm gồm: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan như đã nêu. Và người phạm tội phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần phải xác minh chính xác và phân biệt được đâu là lỗi cố ý gián tiếp hay là lỗi vô ý quá tự tin đối với hậu quả chết người khi xét về mặt chủ quan của tội phạm. 

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về phạm tội giết người, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 1900 6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                                                                  Chuyên viên: Kiều Trinh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178