• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Như vậy, chủ thể phạm tội đầu cơ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh tội đầu cơ khi có đủ 4 dấu hiệu như đã nêu trên.

  • Phạm tội đầu cơ sẽ bị xử lý như thế nào theo BLHS 2015
  • Phạm tội đầu cơ
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phạm tội đầu cơ

Câu hỏi về phạm tội đầu cơ 

     Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi khi nào được coi là phạm tội đầu cơ? Và sẽ bị xử lý như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về phạm tội đầu cơ

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về phạm tội đầu cơ. Chúng toi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phạm tội đầu cơ như sau:

1. Căn cứ pháp lý về phạm tội đầu cơ 

2. Nội dung tư vấn

     Trong thời đại nền kinh tế thị trường hiện nay, hành vi đầu cơ xuất hiện rất ít, thường chỉ hay xảy ra phổ biến trong thời kinh tế bao cấp. Tuy nhiên, xảy ra ít nhưng không phải là không có, trong một số hoàn cảnh cụ thể hành vi này vẫn xảy ra trong thời kì nền kinh tế thị trường nên BLHS 2015 vẫn tiếp tục kế thừa và quy định tội này tại điều 196. Vì ít xuất hiện nên nhiều người không biết rõ về tội đầu cơ. Vậy tội đầu cơ là gì? Khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đầu cơ? Hình phạt đối với tội này ra sao? Cụ thể nội dung tư vấn như sau:

2.1. Khái niệm về tội đầu cơ

"Điều 196. Tội đầu cơ

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

..."

      Thông thường, đầu cơ được hiểu là mua hoặc bán hàng hóa, tài sản hiện vật và tài chính với mục đích bán hoặc mua lại với giá cao hơn hoặc thấp hơn để kiếm lợi nhuận. Tội đầu cơ là hành vi nguy hiểm xã hội, được quy định trong BLHS, do người đạt độ tuổi và có năng lực TNHS thực hiện một cách có lỗi, thực hiện hành vi vụ lợi, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại.

2.2. Cấu thành tội phạm đầu cơ

    Để truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh tội đầu cơ thì chủ thể phạm tội phải hội tụ đủ 4 dấu hiệu sau:

  • Chủ thể phạm tội đầu cơ: Là bất kì người nào đạt độ tuổi và có năng lực TNHS theo luật định. Theo điều 12 BLHS 2015, chủ thể phạm tội đầu cơ phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp bị mất năng lực TNHS. Đặc biệt, pháp nhân cũng phải chịu TNHS với tội phạm này.
  • Khách thể phạm tội đâu cơ: Xâm phạm đến trật tự quản lý thị trường của Nhà nước và quyền lợi của người tiêu dùng. Đối tượng tác động: hàng hóa thuộc loại bình ổn giá.

  • Mặt chủ quan phạm tội đầu cơ: Chủ thể phạm tội đầu cơ có lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ là để vụ lợi với mục đích nhằm bán lại thu lợi nhuận bất chính. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tuy nhiên, đối với loại tội phạm này chỉ cần chủ thể phạm tội có mục đích thu lợi bất chính, không đồi hỏi là đã thực hiện và đạt được mục đích hay chưa.
  • Mặt khách quan phạm tội đầu cơ:  

- Hành vi khách quan: Là hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo sự khán hiếm giả tạo trong hoàn cảnh thiên tại, dịch bệnh, chiến tranh hay tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc Nhà nước trợ giúp, định giá có giá trị từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc kiếm lợi từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nhằm bán lại để thu lợi bất chính. Hoàn cảnh trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khó khăn kinh tế là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

- Hậu quả: gây thiệt hại đến lợi ích người tiêu dùng, gây rối loạn xã hội, ảnh hưởng đến quá trình quản lý kinh tế nhà nước.

- Mối quan hệ giữa hành vi khách quan và hậu quả: Nhân quả. Hậu quả nghiêm trọng xảy ra phải xuất phát từ hành vi mua vét với số lượng lớn hàng hóa đã đẩy giá lên cao một cách bất thường.  [caption id="attachment_155262" align="aligncenter" width="420"]Phạm tội đầu cơ                                     Phạm tội đầu cơ[/caption]

2.3. Hình phạt

    Hình phạt của tội phạm đầu cơ được quy định cụ thể tịa điều 196 BHS 2015 như sau:

  • Khung hình phạt cơ bản:  phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 03 năm. Áp dụng cho trường hợp hàng hóa có giá trị từ 500 triệu đồng đến 1.5 tỉ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
  • Khung hình phạt tăng nặng thứ 1:  phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, áp dụng cho một trong các trường hợp sau:

- Có tổ chức: Đây là trường hợp có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp chủ thể đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi phạm tội.

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: Đây là trường hợp chủ thể phạm tội đã sử dụng, lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi phạm tội.

- Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng

- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Đây là trường hợp tội phạm đã gây tác động xấu đến sự ổn định thị trường, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày,...

  • Khung hình phạt tăng nặng thứ 2: phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, áp dụng một trong các trường hợp sau:

- Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên

- Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên

- Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội đã đảm bảo các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm. Theo điều 53 của BLHS 2015, các trường hợp được coi là tái phạm nguy hiểm bao gồm:

     + Đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý, chưa xóa án tích nhưng lại thực hiện tiếp những hành vi phạm tội có tính chất như trên

     + Đã tái phạm, chưa xóa án tích nhưng mà thực hiện những hành vi phạm tội do cố ý

  • Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  • Hình phạt cho pháp nhân phạm tội:

- Khung hình phạt cơ bản: 

     + Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

     + Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

     + Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng

- Khung hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Kết luận: Như vậy, chủ thể phạm tội đầu cơ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh tội đầu cơ khi có đủ 4 dấu hiệu về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan như đã nêu trên. Và chủ thể phạm tội sẽ phải chịu hình phạt được quy định tại điều 196 BLHS 2015. Hình phạt có thể bị phạt tù lên đến 15 năm. Đặc biệt, pháp nhân cũng là chủ thể thuộc đối tượng có thể bị truy cứu hình sự với tội danh tội đầu cơ.

  Để được tư vấn chi tiết về phạm tội đầu cơ, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Emaillienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

 Chuyên viên: Kiều Trinh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178