• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Những trường hợp không được hưởng án treo, án treo là gì, điều kiện để được hưởng án treo, thời gian thử thách để được hưởng án treo...

  • Những trường hợp nào không được hưởng án treo
  • Những trường hợp không được hưởng án treo
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Những trường hợp không được hưởng án treo

Câu hỏi của bạn về những trường hợp không được hưởng án treo

     “Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được hỏi Luật sư như sau: Những trường hợp nào không được hưởng án treo? Xin chân thành cảm ơn!"

Câu trả lời của luật sư về những trường hợp không được hưởng án treo

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về những trường hợp không được hưởng án treo, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

1. Căn cứ pháp lý về những trường hợp không được hưởng án treo

2. Nội dung tư vấn về những trường hợp không được hưởng án treo

2.1. Án treo là gì

       Để điều chỉnh hành vi của con người, đạo đức và pháp luật là hai công cụ quan trọng. Trong đó, pháp luật chính là công cụ hữu hiệu nhất. Với lĩnh vực hình sự, nhà nước sử dụng pháp luật hình sự để trấn áp tội phạm, đồng thời giáo dục người phạm tội. Cùng với việc quy định các hình phạt nhằm trừng trị kẻ phạm tội, thì luật hình sự còn có các chế định đặc thù thể hiện tính nhân đạo nhằm cải tạo những người trót lầm lỡ mà nhất thời phạm tội. Án treo là một trong những chế định quan trọng của luật hình sự thể hiện rõ nét tính nhân đạo này.

       Vậy thế nào là án treo?

      Khái niệm này được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, cụ thể như sau: 

"Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù."

       Từ khái niệm trên có thể thấy bản chất của án treo chính là biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện. Khác với cải tạo không giam giữ, án treo không phải một hình phạt. Khi tuyên cho người phạm tội được hưởng án treo, tòa án phải thực hiện qua hai bước: Thứ nhất, quyết định một mức hình phạt tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Thứ 2, tòa án xem xét, đối chiếu với các điều kiện để cho hưởng án treo và khi thấy thỏa mãn thì quyết định cho hưởng án treo. [caption id="attachment_134710" align="aligncenter" width="372"]Những trường hợp không được hưởng án treo Những trường hợp không được hưởng án treo[/caption]

2.2. Những trường hợp không được hưởng án treo

     Về những trường hợp không được hưởng án treo, Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định như sau:

"Điều 3. Những trường hợp không cho hưởng án treo

1. Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

2. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

3. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

4. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

5. Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

6. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm."

      Cùng với đó, khoản 1 điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định : 

"1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự."

      Như vậy, theo các quy định trên thì những trường hợp không được Tòa án cho hưởng án treo bao gồm:

     Thứ nhất, khi bị xử phạt tù quá 3 năm tù.

     Thứ hai, khi người thực hiện tội phạm là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

     Người chủ mưu là người đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm. Chủ mưu có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có thể không.

     Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm.

     Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang

     Ngoan cố được hiểu là việc người phạm tội cố ý thực hiện tội phạm đến cùng, người phạm tội có thể sử dụng các biện pháp bất hợp pháp như: sử dụng vũ lực hay sử dụng hung khí để thực hiện đến cùng việc phạm tội của mình. Chống đối là việc người phạm tội cố tình phớt lờ sự khuyên bảo của người thân hay phía Cơ quan nhà nước khi được khuyên bảo từ bỏ việc phạm tội, hay việc người phạm tội cố tình sử dụng vũ lực hay sử dụng hung khí để chống trả lại lực lượng chức năng khi việc phạm tội của mình bị phát hiện.

     Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là việc người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

     Lợi dụng chức vụ quyền hạn để trực lợi là việc người có chức vụ quyền hạn và đã sử dụng chức vụ quyền hạn đó để thực hiện việc tội phạm với mục đích vụ lợi hoặc động cơ cá nhân

     Thứ ba, người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

     Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:

  •  Có đủ căn cứ xác định đối tượng này đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;
  •  Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.

     Thứ tư, người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

     Thứ năm, người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

     Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội được hiểu là việc trong một lần xét xử bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố về 2 tội danh trở lên. Tuy nhiên trường hợp này không áp dụng cho người dưới 18 tuổi phạm tội. 

     Thứ sáu, người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

     Phạm tội nhiều lần là việc bị can, bị cáo đã thực hiện việc phạm tội từ hai lần trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Nếu tách từng hành vi phạm tội riêng lẻ thì mỗi hành vi ấy đã đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập. Đồng thời các hành vi đó chưa hết thời hiện bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa bị khởi tố, điều tra, truy tố hay xét xử về bất kỳ hành vi phạm tội nào. Một lưu ý là trường hợp này không áp dụng cho người dưới 18 tuổi phạm tội

     Thứ bảy, người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm

     Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

     Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

  • Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
  • Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

 Bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     Để được tư vấn vấn chi tiết về trường hợp không được hưởng án treo, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên: Lê Thu        

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178