Những quy định chung về phụ lục hợp đồng lao động
09:03 22/08/2019
Những quy định chung về phụ lục hợp đồng lao động: Căn cứ điều 24 Bộ luật lao động 2012 quy định về phụ lục hợp đồng lao động....
- Những quy định chung về phụ lục hợp đồng lao động
- phụ lục hợp đồng lao động
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Kiến thức của bạn:
Những quy định chung về phụ lục hợp đồng lao động cần lưu ý khi ký kết
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
Nội dung tư vấn: Theo quy định điều 15 bộ luật lao động 2012:
Điều 15. Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Những quy định chung về phụ lục hợp đồng lao động:
Thứ nhất, phụ lục hợp đồng lao động có được coi là hợp đồng lao động không?
Căn cứ điều 24 Bộ luật lao động 2012 quy định về phụ lục hợp đồng lao động:
Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao động
"1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực."
Như vậy phụ lục hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời với hợp đồng lao động và doanh nghiệp có thể ký phụ lục hợp đồng để sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực của khoản sửa đổi, bổ sung.
Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
"1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết."
Vậy phụ lục hợp đồng lao động không được coi là hợp đồng lao động mới mà là một bộ phận của hợp đồng lao động để sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động chính, và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
Thứ hai, phụ lục hợp đồng lao động được ký mấy lần:
Phụ lục hợp đồng lao động bị giới hạn bởi số lần ký theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP tại Điều 25 quy định về sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động như sau:
Điều 5. Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động "Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm hay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động."
Theo quy định trên thì thời hạn hợp đồng chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết.
Thứ ba, ký không đúng về số lần phụ lục hợp đồng lao động xử phạt thế nào?
Theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP tại Điều 1, Khoản 8 quy định về phạt vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Như vậy theo quy định trên nếu doanh nghiệp sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động quá 1 lần thì doanh nghiệp sẽ bị phạt theo các mức như sau:
- Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về các loại hình lao động đề hiểu rõ hơn khi xác lập giao kết hợp đồng lao động:
Hợp đồng lao động xác định thời hạn theo quy định pháp luật
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo
- Tải bộ luật lao động 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2017 và hướng dẫn áp dụng
- Tải bộ luật bảo hiểm y tế mới nhất và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm thất nghiệp 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tư vấn bảo hiểm xã hội
- Tư vấn luật lao động luật sư tư vấn miễn phí gọi 1900 6178
- Tư vấn pháp luật lao động