• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Những lưu ý khi Luật sư viết bản luận cứ bào chữa, tùy thuộc vào hướng bào chữa mà Luật sư tiến hành theo những phương pháp và góc độ khác nhau

  • Những lưu ý khi Luật sư viết bản luận cứ bào chữa trong vụ án hình sự
  • Những lưu ý khi Luật sư viết bản luận cứ bào chữa
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Để viết bản luận cứ bào chữa, bảo vệ, Luật sư cần chú ý những nội dung gì? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về những lưu ý khi Luật sư viết bản luận cứ bào chữa. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về những lưu ý khi Luật sư viết bản luận cứ bào chữa như sau:

     Trước khi bắt tay vào viết bản luận cứ bào chữa/ bảo vệ, trên cơ sở các thông tin về hành vi phạm tội bị truy tố và việc đánh giá chứng cứ trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Luật sư cần cân nhắc, quyết định hướng bào chữa/bảo vệ (bào chữa theo hướng đề nghị Tòa án tuyên không phạm tội hay trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay chỉ xin giảm nhẹ hình phạt? Nếu bảo vệ thì ngoài yêu cầu bồi thường có đề nghị xem xét phần hình phạt đối với bị cáo hay không?..). Tùy thuộc vào hướng bào chữa, việc khai thác, phân tích, đánh giá các chứng cứ có trong hồ sơ có thể sẽ được tiến hành theo những phương pháp và góc độ khác nhau. Theo đó, những lưu ý khi Luật sư viết bản luận cứ bào chữa, bảo vệ gồm:

    Đối với luận cứ bào chữa theo hướng đề nghị Tòa án tuyên không phạm tội :

    Luật sư cần nêu các căn cứ mà VKS sử dụng để buộc tội bị cáo và đưa ra các chứng cứ, lập luận để phản bác lại từng căn cứ buộc tội. Trên cơ sở các tình tiết, chứng cứ (gỡ tội) đã trình bày, cần viện dẫn các quy định tương ứng của BLHS về các tình tiết, chứng cứ đó để khẳng định bị cáo không phạm tội và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, tuyên bị cáo không phạm tội như đã bị truy tố. Ví dụ một bị cáo bị truy tố về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bào chữa, Luật sư thu thập được giấy khai sinh gốc của bị cáo,thể hiện khi phạm tội bị cáo chưa tròn 18 tuổi nên không đáp ứng điều kiện về chủ thể theo quy định tại Điều 146 BLHS 2015, do đó đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không phạm tội như đã bị truy tố. Khi viết luận cứ theo hướng này, Luật sư có thể sử dụng phương pháp phân tích, chứng minh, so sánh, đối chiếu nhằm hướng tới việc chứng minh tính không có căn cứ trong việc sử dụng các chứng cứ để buộc tội bị cáo.

     Đối với luận cứ bào chữa theo hướng đề nghị Tòa án tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung:

    Cần nêu từng chứng cứ mà VKS sử dụng để buộc tội bị cáo và đưa ra các chứng cứ, lập luận để chứng minh sự thiếu căn cứ của những chứng cứ buộc tội đó. Việc chứng minh phải tập trung vào phân tích, chứng minh vụ án thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thông qua việc phân tích, đánh giá những mâu thuẫn giữa các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hoặc những vi phạm tố tụng trong quá trình điều tra (bị cáo có nhận tội không? Nếu nhận tội thì có sự mâu thuẫn giữa những lời khai đó hay không hoặc giữa những lời khai đó với các chứng cứ khác thu thập được trong quá trình điều tra không? Lời khai của nhân chứng, người liên quan, người bị hại, kết quả giám định tư pháp (pháp y, giám định tài chính - kế toán, vv.) có những tình tiết nào mâu thuẫn,dẫn đến việc kết tội hay gỡ tội đều thiếu cơ sở hay không? Cơ quan điều tra có tiến hành các biện pháp tố tụng cần thiết (như đối chất, nhận dạng...) để giải quyết các mâu thuẫn hay không? Trong những chứng cứ, có bao nhiêu chứng cứ buộc tội, bao nhiêu chứng cứ gỡ tội? Với những chứng cứ gỡ tội hiện có thì có thể buộc tội được không? vv… Các phương pháp phân tích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, diễn giải, quy nạp cũng có thể sử dụng để làm rõ những thiếu sót của quá trình điều tra, dẫn đến việc sử dụng các chứng cứ để truy tố (hoặc xét xử) là không bảo đảm căn cứ vững chắc, cần phải điều tra bổ sung.

    Đối với luận cứ bào chữa theo hướng đề nghị Tòa án tuyên giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo:

     Đối với những vụ án chứng cứ không rõ ràng, không thể bào chữa theo hướng đề nghị tuyên không phạm tội hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Luật sư cần đi sâu tìm và khai thác các tình tiết giảm nhẹ để đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo ở mức thấp nhất có thể. Luật sư cần nắm chắc và vận dụng phù hợp các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS 2015; chú ý đến việc tìm, phân tích đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận các tình tiết giảm nhẹ khác” được quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS 2015và hướng dẫn của TANDTC nhằm tạo tình huống càng có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì khả năng áp dụng hình phạt nhẹ đối với bị cáo càng lớn. Một vấn đề các Luật sư thường ít chú ý, dễ bỏ qua là việc chỉ đưa ra các tình tiết giảm nhẹ để đề nghị tòa án giảm nhẹ hình phạt mà không đề nghị Tòa án quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với trường hợp người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS 2015, hoặc trong trường hợp có hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 61 BLHS 2015 nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì cần đề nghị Tòa án quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.

    Viện dẫn các quy định của pháp luật đề xuất áp dụng làm căn cứ giải quyết vụ án:

     Việc viện dẫn cần bảo đảm tính chính xác, khoa học và phù hợp.Khi viện dẫn cần chú ý đến hiệu lực của các điều luật, các văn bản pháp luật được đề xuất áp dụng để giải quyết vụ án, nhất là trong bối cảnh việc áp dụng BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2003) và BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) vẫn còn có sự “giao thoa”, chỉ viện dẫn điểm, khoản và Điều luật có liên quan trực tiếp đến nội dung bào chữa, không đưa cả nội dung Điều luật (ví dụ: khoản 1 Điều 252 BLHS 2015 về tội chiếm đoạt chất ma túy quy định tới chín tình tiết định tội, bị cáo chỉ phạm vào 01 trong 9 tình tiết thì Luận cứ không nên viện dẫn cả 8 tình tiết còn lại)

     Mỗi vụ án có mối tình tiết khác nhau, từ đó cũng sẽ có hướng bào chữa, bảo vệ khác nhau, vì vậy không thể có một khuôn mẫu chung cho các luận cứ tùy thuộc vào khả năng tổng hợp, đánh giá chứng cứ và tư duy, kỹ năng của mỗi Luật sư mà bản luận cứ sẽ có trách trình bày và cách khai thác phù hợp. Tuy nhiên, những vấn đề cốt lõi mang tính khái quát chung thì các luận cứ đều cần thể hiện đầy đủ, tuyệt đối tránh kiểu bào chữa “nước đôi”, vừa đề nghị tuyên không phạm tội, vừa đề nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc lập luận một đàng, kết luận, đề xuất một nẻo...

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về những lưu ý khi Luật sư viết bản luận cứ bào chữa:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về những lưu ý khi Luật sư viết bản luận cứ bào chữa như bản luận cứ cần có những gì, các phương án bào chữa trong bản luận cứ,…. và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về những lưu ý khi Luật sư viết bản luận cứ bào chữa về địa chỉ lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nguyễn Kiều

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178