• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế TNCN: Năm 2016 công ty tôi có một số người lao động có mức lương trên 9 triệu phải....

  • Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế TNCN
  • giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGƯỜI PHỤ THUỘC GIẢM TRỪ GIA CẢNH KHI QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN

Kiến thức của bạn:

    Năm 2016 công ty tôi có một số người lao động có mức lương trên 9 triệu phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Và vì một vài lý do mà công ty chưa kê khai người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh cho người lao động. Cho tôi hỏi giờ mình có thể kê khai người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế TNCN để giảm thuế TNCN cho năm 2016 không?

Câu trả lời của luật sư:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn :

     Theo điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012 thì:

“1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:

a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);

b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng."

     Giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế TNCN:    

    Năm 2016 nhiều người thực hiện đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm dẫn đến việc băn khoăn về mốc thời gian được tính giảm trừ thuế thu nhập cá nhân.

     Về vấn đề đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh theo Tổng cục Thuế, trường hợp người phụ thuộc là con cái, cha mẹ, vợ chồng, trong năm 2016 cá nhân phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng chậm đăng ký giảm trừ gia cảnh hoặc chưa đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì vẫn được tính giảm trừ kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi thực hiện quyết toán thuế nếu đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trước kỳ quyết toán năm.

     Ví dụ như trường hợp cá nhân sinh con vào tháng năm 2014, đến tháng 2/2017 gửi hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh cho con thì được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm từ tháng 2/2017. Khi thực hiện quyết toán thuế năm 2016 cá nhân được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là con đẻ kể từ tháng 1/2017.

     Nếu như trường hợp người phụ thuộc là người thân khác, người không nơi nương tựa, cá nhân phải đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12/2016, quá thời hạn này cá nhân không được giảm trừ cho năm 2016.

      Trong các trường hợp trên, cá nhân phải đảm bảo người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ cho 1 người nộp thuế trong năm quyết toán thuế 2016.

     Người phụ thuộc chưa được cấp mã số thuế vẫn sẽ được giảm trừ nếu người phụ thuộc đã đăng ký và có đầy đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc.

    Cá nhân phải tự xác định người không nơi nương tựa theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định của Luật thuế Thu nhập cá nhân.

    Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là người không nơi nương, không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng không vượt quá một triệu đồng mà cá nhân đang trực tiếp nuôi dưỡng gồm:

   - Bản chụp CMND hoặc giấy khai sinh.

   - Giấy tờ chứng minh nghĩa vụ nuôi dưỡng như: Bản kê khai về người trực tiếp phải nuôi dưỡng mẫu 09/XN-NPT-TNCN (ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC) có xác nhận của UBND cấp xã/phường; Bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu); Bản chụp đăng ký tạm trú của người phụ thuộc (nếu không cùng sổ hộ khẩu); Các giấy tờ hợp pháp khác để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo đúng quy định của pháp luật (nếu có).

   Bạn có thể tham khảo qua bài viết:

   Hướng dẫn đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh cho nhân viên

   Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: [email protected]Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo:

   
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178