Người bị quản chế có được rời khỏi địa phương hay không?
13:54 29/10/2018
Người bị quản chế có được rời khỏi địa phương hay không?, Người bị quản chế rời khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế mà không có
- Người bị quản chế có được rời khỏi địa phương hay không?
- Người bị quản chế có được rời khỏi địa phương
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Người bị quản chế có được rời khỏi địa phương
Câu hỏi của bạn về người bị quản chế có được rời khỏi địa phương
Chào Luật sư! tôi có một câu hỏi mong nhận được sự giải đáp, Người bị quản chế có được rời khỏi địa phương hay không?
Câu trả lời của Luật sư về Người bị quản chế có được rời khỏi địa phương
Chào bạn. Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Người bị quản chế có được rời khỏi địa phương, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Người bị quản chế có được rời khỏi địa phương như sau:
1. Căn cứ pháp lý về người bị cấm cư trú có thể đến địa phương đã bị cấm cư trú
- Bộ luật hình sự năm 2015
-
Nghị định 53/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành các hình phạt cấm cư trú và quản chế
2. Nội dung tư vấn về người bị quản chế có được rời khỏi địa phương
Về bản chất ta có thể hiểu quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật hình sự và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật hình sự quy định. Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. [caption id="attachment_131297" align="aligncenter" width="386"] Người bị quản chế có được rời khỏi địa phương[/caption]
Tại điều 13 Nghị định 53/2001/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 13.
1. Nếu có lý do chính đáng, được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành hình phạt quản chế đồng ý và có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này, người bị quản chế được rời khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế trong thời hạn nhất định để giải quyết việc cá nhân.
2. Thời hạn người bị quản chế được phép rời khỏi phạm vi địa phương nơi quản chế do người có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định, nhưng mỗi lần không được quá năm ngày.
3. Thẩm quyền cấp giấy phép cho người bị quản chế rời khỏi nơi quản chế quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi quản chế cấp giấy phép đi lại trong phạm vi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi quản chế;
b) Trưởng Công an cấp huyện cấp giấy phép đi lại trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thi hành hình phạt quản chế hoặc tuy ra ngoài phạm vi đó nhưng chỉ đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh liền kề với quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi quản chế;
c) Giám đốc Công an cấp tỉnh cấp giấy phép đi ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quản chế và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
4. Giấy phép được cấp theo quy định tại khoản 3 Điều này có giá trị một lần. Trường hợp người bị quản chế hàng ngày phải đến một nơi nhất định ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn để học tập, lao động, chữa bệnh hoặc vì lý do chính đáng khác thì có thể được xem xét cấp giấy phép theo từng tháng.
5. Khi rời khỏi nơi quản chế, người bị quản chế có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng các quy định ghi trong giấy phép;
b) Trình diện với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mình đến và xuất trình giấy phép làm thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định;
c) Trở về địa phương nơi quản chế đúng thời hạn ghi trong giấy phép và trình diện với Uỷ ban nhân dân cấp xã.
6. Người bị quản chế rời khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế mà không có giấy phép hoặc vi phạm các quy định ghi trong giấy phép nếu không có lý do chính đáng thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và thời gian này không được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt quản chế."
Như vậy, theo quy định trên ta có thể hiểu người đang bị áp dụng hình phạt quản chế nếu có lý do chính đáng, được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành hình phạt quản chế đồng ý và có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 53/2001/NĐ-CP, thì họ được rời khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế trong thời hạn nhất định để giải quyết việc cá nhân.Thời hạn người bị quản chế được phép rời khỏi phạm vi địa phương nơi quản chế do người có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định, nhưng mỗi lần không được quá năm ngày.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Hình phạt bổ sung quản chế được quy định như thế nào?
- Cấm cư trú được quy định như thế nào trong Bộ luật hình sự hiện hành?
Để được tư vấn chi tiết về Người bị quản chế có được rời khỏi địa phương quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.