Người bị hại vắng mặt phiên tòa có phải hoãn
09:14 30/08/2019
Người bị hại vắng mặt phiên tòa có phải hoãn ; Hình thức hoãn phiên tòa, thời hạn hoãn phiên tòa, thẩm quyền ra quyết định hoãn phiên tòa.
- Người bị hại vắng mặt phiên tòa có phải hoãn
- Người bị hại vắng mặt phiên tòa
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Người bị hại vắng mặt phiên tòa có phải hoãn
Câu hỏi của bạn: Người bị hại vắng mặt, phiên tòa có phải hoãn không? Câu trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: [caption id="attachment_26372" align="aligncenter" width="440"] Người bị hại vắng mặt phiên tòa có phải hoãn[/caption] Căn cứ pháp lý:- Bộ luật tố tụng 2003
Khoản 1 Điều 191 BLTTHS 2003 quy định như sau: "Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. "
1. Người bị hại trong tố tụng hình sự.
Theo quy định tại điều 51 Luật tố tụng hình sự 2003:Điều 51. Người bị hại
1. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.
2. Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Được thông báo về kết quả điều tra;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;
đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.
3. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà.
4. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự.
5. Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quy định tại Điều này.
Thông thường người bị hại phải có mặt tại phiên tòa để có thể tự mình hoặc thông qua người bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp để bảo vệ các quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên trong một số trường hợp người bị hại vắng mặt tại phiên tòa. Trong trường hợp này thì tùy từng trường hợp mà HDXX sẽ quyết định hoãn phiên tòa hay vẫn tiếp tục xét xử.
2. Các trường hợp Tòa án có thể hoãn hay tiếp tục xét xử khi người bị hại vắng mặt
Thực tiễn xét xử cho thấy người bị hại đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt có lý do chính đáng (do ốm đau, do bị tai nạn hay gặp rủi ro khác mà không thể có mặt tại phiên toà được), Toà án có thể xử vắng mặt người bị hại, nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho họ; trong trường hợp Toà án thấy có thể ra bản án, quyết định theo hướng không có lợi cho người bị hại vắng mặt, thì phải hoãn phiên toà. Nếu người bị hại đã được triệu tập hợp lệ, không gặp khó khăn, trở ngại đến mức không thế có mặt theo giấy triệu tập được, mà cố tình vắng mặt, thì Toà án có quyền xét xử vắng mặt người bị hại, kể cả việc ra bản án, quyết định không có lợi cho họ. Khi hoãn phiên tòa cần lưu ý các điển sau: - Thẩm quyền quyết định: Việc hoãn phiên tòa do Hội đồng xét xử xem xét quyết định. - Hình thức hoãn phiên tòa: Việc hoãn phiên tòa phải được thực hiện thông qua quyết định bằng văn bản. Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt HĐXX ký tên và thông báo công khai cho những người tham gia tố tụng biết; đối với người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. - Thời điểm hoãn phiên tòa: Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa. - Thời hạn hoãn phiên tòa: Trong trường hợp phải hoãn phiên tòa thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa. Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn. Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của anh; chị. Trân trọng ./. Liên kết ngoài tham khảo:- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
- Người bị hại trong tố tụng hình sự
- Thủ tục kháng nghị
- Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm
- Thủ tục xét xử phúc thẩm
- Luật sư bào chữa vụ án hình sự
- Luật sư tư vấn luật hình sự