Người bị hại có được rút đơn bãi nại vụ án hình sự hay không ?
08:31 29/01/2018
Người bị hại có được rút đơn bãi nại vụ án hình sự hay không, Tuy nhiên tội danh mà người phụ nữ kia thực hiện lại được quy định tại điều 260
- Người bị hại có được rút đơn bãi nại vụ án hình sự hay không ?
- Người bị hại có được rút đơn bãi nại
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Người bị hại có được rút đơn bãi nại
Câu hỏi của bạn:
Kính chào Luật sư, Tôi có một thắc mắc mong Luật sư giúp. Khoản tuần trước ba em bị người phụ nữ gây tai nạn. Người phụ nữ đó không có giấy phép lái xe ạ. Đến hôm nay công an đã triệu tập đến để xử nhưng người phụ nữ ấy đã đuổi và chửi người bác em ra ngoài sau đó khóc xin thì ba em cũng đồng ý ký bãi nại, đồng ý bà ấy không bồi thường tiền thời gian ba nằm viện, và chỉ chỉ bồi thường tiền sửa xe 1.5 triệu. Nhưng hôm nay ba em đi sửa xe thì biết được là 8.5 triệu, thì mẹ em lại không đồng ý. Giờ ba em có quyền được xin phép rút giấy bãi nại được không ạ? em rất mong được sự giúp đỡ của các luật sư trong thời gian sớm nhất. Xin chân thành cảm ơn ạ.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Người bị hại có được rút đơn bãi nại
1. Quy định về việc rút đơn bãi nại của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Theo quy định trên thì trong trường hợp bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án đó sẽ được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Một quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là khi bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. [caption id="attachment_72445" align="aligncenter" width="311"] Người bị hại có được rút đơn bãi nại[/caption]
2. Tư vấn cụ thể trường hợp rút đơn bãi nại
Trong câu hỏi của bạn thì bạn có nói bố bạn đồng ý bãi nại và đồng ý không bồi thường tiền thời gian ba nằm viện. Tuy nhiên theo quy định tại điều 155 BLHS thì luật chỉ cho phép khởi tố theo yêu cầu của người bị hại khi tội phạm được thực hiện được quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 BLHS. Căn cứ vào Bộ luật hình sự năm 2015 thì các tội danh trên lần lượt được quy định là
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác ( Điều 134)
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ( Điều 135)
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136)
- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 138)
- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
- Tội hiếp dâm ( Điều 141)
- Tội cưỡng dâm (Điều 143)
- Tội làm nhục người khác (Điều 155)
- Tội vu khống ( Điều 156)
- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226)
Tuy nhiên tội danh mà người phụ nữ kia thực hiện lại được quy định tại điều 260 BLHS năm 2015 - Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đừng bộ. Như vậy có thể thấy tội danh này không phải là tội được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, khi có dấu hiệu của tội phạm thì Cơ quan tiến hành tố tụng vẫn sẽ khởi tố vụ án như bình thường mà không phụ thuộc vào việc người bị hại có yêu cầu rút đơn hay không
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
- Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng theo quy định của BLHS 2015
Để được tư vấn vấn chi tiết về Người bị hại có được rút đơn bãi nại, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.