• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bảo lưu quyền sở hữu...Thế nào là bảo lưu quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự 2015... một số phân tích cụ thể về bảo lưu quyền sở hữu theo quy định

  • Thế nào là bảo lưu quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự 2015?
  • Bảo lưu quyền sở hữu
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẾ NÀO LÀ BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015?

Kiến thức của bạn

     Thế nào là bảo lưu quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự 2015?

Kiến thức của Luật sư

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015

Nội dung tư vấn:

     Thế nào là bảo lưu quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự 2015

     1. Quy định chung về bảo lưu quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự 2015

     Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận có 9 biện pháp bảo đảm gồm: cầm cố, thế chấp, tín chấp, bảo lãnh, ký cược, ký quỹ, đặt cọc, bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản; nhiều hơn so với Bộ luật Dân sự 2005. Hai biện pháp bảo đảm mới được quy định là: bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản. Trên nguyên tắc chung, một tài sản được dùng làm tài sản bảo đảm khi và chỉ khi đó là tài sản thuộc về bên bảo đảm, tuy nhiên, phải loại trừ hai biện pháp là bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.

     Bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại điều 331 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

     “Điều 331. Bảo lưu quyền sở hữu

     1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.

     2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.

     3. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.”

     Theo quy định trên thì bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm mà theo đó, trong giao dịch dân sự, các bên đã xác lập quan hệ, tài sản đã được chuyển giao sang cho bên mua nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc về bên bán. Chỉ khi bên mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình thì bên bán mới thực hiện các thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho bên bán. Việc quy định này giúp bên bán đảm bảo quyền lợi được thanh toán giá trị tài sản khi chuyển giao cho bên mua; còn bên mua thì cần phải sử dụng có hiệu quả khi nhận được tài sản từ bên mua cho tới khi hoàn thành trách nhiệm thanh toán. Có thể nhận thấy một vài giao dịch thường gặp có thể phát sinh quyền bảo lưu quyền sở hữu như: mua bán căn hộ chung cư trả góp, mua bán tài sản hình thành trong tương lai,…

     Vì là biện pháp bảo đảm nên bảo lưu quyền sở hữu cũng mang tính chất đặc trưng của các tài sản dùng để bảo đảm là: bảo đảm cho các bên thực hiện nghĩa vụ hoặc công việc nhất định đã được thỏa thuận. Với mỗi loại biện pháp bảo đảm, trên thực tế lại có sự khác biệt, đó cũng là nét đặc trưng của từng biện pháp. [caption id="attachment_51285" align="aligncenter" width="330"]Bảo lưu quyền sở hữu Bảo lưu quyền sở hữu[/caption]

     2. Một số phân tích cụ thể về bảo lưu quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự 2015

     2.1. Điểm khác của bảo lưu quyền sở hữu một số biện pháp bảo đảm còn lại

     Đối với các biện pháp: thế chấp, cầm cố, ký quỹ, đặt cọc, ký cược, bên bảo đảm phải có nghĩa vụ chuyển tài sản bảo đảm của mình cho bên nhận bảo đảm nắm giữ, bảo quản, nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

     Còn đối với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu thì bên bán tài sản (bên nhận tài sản bảo đảm) cầm giữ chính tài sản mà mình mang đi bán, bên mua phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ trách nhiệm thanh toán thì quyền sở hữu tài sản mới được trao cho bên mua.

     2.2. Về hình thức của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu

     Khoản 2 điều 331 ghi nhận, bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản hoặc phải được ghi trong hợp đồng. Điều này có nghĩa là bảo lưu quyền sở hữu nếu có thì phải được lập riêng thành một văn bản khác với hợp đồng mua bán hoặc nó phải là một điều khoản trong hợp đồng mua bán.

     Bảo lưu quyền sở hữu chỉ được áp dụng trong hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, cũng cần phải phân tích, hợp đồng mua bán tài sản có thể được lập thành văn bản, hoặc cũng có khi chỉ là giao dịch bằng lời nói giữa các bên. Vậy nếu như trong trường hợp hợp đồng được lập bằng lời nói giữa các bên mà các bên đưa điều khoản bảo lưu quyền sở hữu vào hợp đồng thì buộc hợp đồng này phải chuyển sang lập thành văn bản hay có cách giải quyết nào khác.

     2.3. Quyền đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu

     Khoản 3 điều 331 quy định bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba từ thời điểm đăng ký. Điều này cũng có nghĩa rằng có thể có bên thứ ba trong giao dịch mua bán giữa hai bên đối với tài sản mua bán; và do đó để đảm bảo được quyền của mình thì bên bán phải tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm bảo lưu quyền sở hữu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

     2.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch mua bán có biện pháp bảo đảm là bảo lưu quyền sở hữu

     Đối với bên bán tài sản:

     Điều 332 bộ luật Dân sự quy định bên bán có quyền đòi lại tài sản, cụ thể: nếu bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

     Như vậy, đối với bên bán thì tài sản mua bán lúc này được dùng làm đối tượng đảm bảo cho việc thu lại tiền hàng của mình; còn đối với bên mua thì tài sản mua bán có sử dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu khiến cho bên mua chưa là chủ thực sự của tài sản nhưng vẫn được chiếm hữu và sử dụng như bình thường.

     Đối với bên mua tài sản (điều 333 bộ luật dân sự 2015): 

  • Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực. Khi nhận được tài sản mua bán, bên mua tài sản có quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực mà không bị cản trở bởi bất cứ bên nào.
  • Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu bên mua phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo quản tài sản, sử dụng hiệu quả tài sản, bởi, nếu như có thiệt hại phát sinh tạo thành rủi ro thì bên mua phải là bên chịu. Tuy nhiên, nếu như các bên có thỏa thuận về việc chịu rủi ro như thế nào thì sẽ tuân thủ theo thỏa thuận đó. Tuy nhiên, nếu trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu mà bên mua làm hư hỏng, làm mất thì phải bồi thường cho bên bán theo quy định tại điều 332 trên.

     2.5. Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu theo Bộ luật dân sự 2015

     Điều 334 bộ luật dân sự quy định biện pháp bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt khi thuộc một trong số các trường hợp sau:

  • Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong: nghĩa vụ thanh toán của bên mua đã được hoàn thành. Lúc này bên bán sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua. Hoặc đối với tài sản không cần đăng ký thì bên mua đương nhiên là người sử dụng hợp pháp.
  • Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu: bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu là trường hợp bên mua không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ nên bên bán với tư cách là bên nhận bảo đảm đã nhận lại tài sản để bảo đảm quyền lợi của mình mà không chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua. Đây là trường hợp nghĩa vụ bảo đảm không được thực hiện. Do đó, bên nhận bảo đảm có quyền nhận lại chính tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán.
  • Theo thỏa thuận của các bên: căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên về thời điểm chấm dứt biện pháp bảo lưu quyền sở hữu và bên mua được nhận tài sản.

     Một số bài viết cùng chuyên mục

     Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định mới nhất

     Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định mới nhất

     Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về Thế nào là bảo lưu quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự 2015. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178