Thế nào được coi là trường hợp phạm tội có tổ chức?
18:03 12/04/2018
Phạm tội có tổ chức, Phạm tội có tổ chức là gì Thế nào được coi là trường hợp phạm tội có tổ chức theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
- Thế nào được coi là trường hợp phạm tội có tổ chức?
- Phạm tội có tổ chức
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Phạm tội có tổ chức
Kiến thức của bạn:
Xin Luật sư cho biết thế nào được coi là phạm tội có tổ chức theo quy định của pháp luật?
Kiến thức của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Phạm tội có tổ chức
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về phạm tội có tổ chức như sau:
Điều 17. Đồng phạm
"2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm."
Như vậy, để được coi là phạm tội thuộc trường hợp "phạm tội có tổ chức" thì trước hết những người phạm tội phải thực hiện tội phạm dưới hình thức "đồng phạm", tức là trường hợp đó thoả mãn các dấu hiệu của đồng phạm nói chung. Cụ thể như sau:
1. Đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về đồng phạm như sau:
Điều 17. Đồng phạm
"1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm."
Theo nội dung này, đồng phạm đòi hỏi phải có những dấu hiệu sau:
1.1 Về mặt khách quan
Về mặt khách quan, đồng phạm đòi hỏi phải có hai dấu hiệu:
- Có hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm (năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm sự);
- Những người này phải cố ý cùng thực hiện tội phạm. Đó có thể là hành vi tổ chức thực hiện tội phạm (người tổ chức); hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm (người xúi giục); hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (người giúp sức) hay hành vi thực hiện tội phạm. Trong đó, hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả còn hành vi của những người khác (tổ chức, xúi giục, giúp sức) thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả.
Ngoài ra, trong vụ án đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng cũng có thể chỉ có một loại hành vi. Người đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi những cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi. Họ có thể tham gia từ đầu nhưng cũng có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc.
1.2 Về mặt chủ quan
- Về lỗi: Trong vụ án đồng phạm, những người phạm tội cùng thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, cụ thể như sau:
+ Về mặt lý trí: Mỗi người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, đồng thời nhận thức người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. Nếu chỉ biết mình có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội với mình thì chưa thoả mãn dấu hiệu lỗi cố ý trong đồng phạm và không được coi là đồng phạm. Ngoài ra, về lý trí, mỗi người đồng phạm còn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện.
+ Về mặt ý chí: Những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cung mong mong hoặc tuy không mong muốn nhưng cùng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Về mục đích phạm tội: Đây là dấu hiệu bắt buộc, đồng phải đòi hỏi những người đồng phạm cùng thực hiện phải có cùng mục đích phạm tội đó. Được coi là cùng mục đích khi những người tham gia đều có chung mục đích được phản ánh trong cấu thành tội phạm hoặc biết rõ và tiếp nhận mục đích đó. [caption id="attachment_84584" align="aligncenter" width="450"] Phạm tội có tổ chức[/caption]
2. Thế nào được coi là trường hợp phạm tội có tổ chức?
Phạm tội có tổ chức có các dấu hiệu của đồng phạm nói chung và dấu hiệu "có sự câu kết chặt chẽ" giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Trong thực tế, sự câu kết này có thể được thể hiện dưới các dạng sau đây:
- Thứ nhất, những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như: đảng phái, hội, đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những tên chỉ huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội. Thí dụ: sau khi đã hết hạn tù, một số tên chuyên trộm cắp đã tập hợp nhau lại và thống nhất cùng nhau tiếp tục hoạt động phạm tội;
- Thứ hai, những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước. Thí dụ: một số nhân viên nhà nước đã thông đồng với nhau tham ô nhiều lần; một số tên chuyên cùng nhau đi trộm cắp; một số tên hoạt động đầu cơ, buôn lậu có tổ chức đường dây để nắm nguồn hàng, vận chuyển, thông tin về giá cả…
- Thứ ba, những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm. Thí dụ: Trong các trường hợp trộm cắp, cướp tài sản của công dân mà có phân công điều tra trước về nơi ở, quy luật sinh hoạt của gia đình chủ nhà, phân công chuẩn bị phương tiện và hoạt động của mỗi người đồng phạm; tham ô mà có bàn bạc trước về kế hoạch sửa chữa chứng từ sổ sách, hủy chứng từ, tài liệu hoặc làm giả giấy tờ; giết người mà có bàn bạc hoặc phân công điều tra sinh hoạt của nạn nhân, chuẩn bị phương tiện và kế hoạch che giấu tội phạm v.v…
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Nguyên tắc xử lý đồng phạm trong vụ án hình sự hiện hành
- Tội mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người theo quy định của BLHS năm 2015
Để được tư vấn vấn chi tiết về Phạm tội có tổ chức, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn.